On Wednesday, May 14, 2014 6:25 PM, Co Pham wrote:
Giới
trí thức lên tiếng về tình hình VN hiện nay
Những người biểu tình tập trung bên ngoài một xí nghiệp tại Bình
Dương hôm 14/5/2014.
AFP photo
Tình hình trong nước hiện nay được nhận định là rất sôi động khi
Trung Quốc đưa giàn khoan HD981 vào vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Mỗi khi
có những diễn biến như thế, giới trí thức lại lên tiếng và có những đề nghị cho
chính quyền.
Nhận định tình hình
Tin tức trên các mạng truyền thông từ trong cũng như ngoài nước
suốt hơn 10 ngày hướng mạnh đến những diễn biến tại khu vực Biển Đông sau khi
Trung Quốc công khai đặt giàn khoan của họ tại khu vực chỉ cách đảo Lý Sơn của
Việt Nam 119 hải lý.
Nhiều người dân tại các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội,
Sài Gòn, Đà Nẵng, Cần Thơ, Vinh … đều tỏ ra bất bình trước hành động mà họ cho
là ngang ngược xâm phạm chủ quyền của Việt Nam như thế. Nhóm gồm 20 tổ chức xã
hội dân sự Việt Nam đã ra kêu gọi người dân tham gia biểu tình để bày tỏ thái
độ trước việc Trung Quốc gây hấn.
Một số cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã diễn ra vào các ngày
9, 10 và 11 tháng 5 vừa qua ở Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng và Cần Thơ. Dù có một số
điểm bị ‘bàn ra nói vào’, nhưng chính quyền đã không mạnh tay như hồi năm 2007,
2011 đối với các biểu tình viên. Tiếp đến là những cuộc diễu hành biểu tình
chống Trung Quốc, mà theo tin nói có đập phá, như tại các khu công nghiệp Bình
Dương, Thủ Đức, Đồng Nai, Thái Bình, Hà Tĩnh…
Tôi muốn đưa ra một biện pháp ba điểm: lịch
sử, ngoại giao và pháp luật quốc tế. Trong ba điểm này thì cái sau là hệ quả
sinh ra cái trước.
- Ông Nguyễn Ngọc Già
Giáo sư- Tiến sĩ Nguyễn Đình Cống, nguyên giáo sư giảng dạy tại
trường Đại học Xây Dựng Hà Nội nói về những cuộc biểu tình chống Trung Quốc vừa
qua như sau:
Tôi có theo dõi, ví dụ như ở thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có
dăm ba nghìn người; rồi những ông như Huỳnh Tấn Mẫm, giáo sư Tương Lai lên
(nói) vẫn bị ‘bọn đương chức, đương quyền’ phá quấy. Huy động thanh niên, sinh
viên đến thì một nửa đến quậy phá. Có thể nói cũng làm nổi lên được phong trào
của nhân dân tại một số thành phố lớn, chứ còn cả toàn quốc thì ‘bình chân như
vại’, chả có ai thấy gì đâu! Tại vì điều đó chẳng qua chỉ là sự tự phát của một
số người nào đó, chứ bản thân Đảng này, chính quyền này đã làm được gì đâu?
Ông Nguyễn Ngọc Già, một người có nhiều bài viết trên các trang
mạng, có nhận định:
Theo như điều mà chúng ta hay nói là ‘phần nổi của tảng băng’,
thì tôi cho rằng ‘tảng băng’ đó đang trôi vào vùng biển cạn, và nguy cơ ngày
càng rõ ràng, tảng băng đó đang tan chảy ra do nhiệt độ đang nóng lên, có thể
nói rất nóng. Cả khối băng khổng lồ đó sẽ biến thành hằng triệu khối nước, và
tôi tin rằng nó sẽ tạo ra một ‘trận lũ lụt chính trị’, và cả an ninh quốc
phòng, an ninh nội địa cho Việt Nam hôm nay.
Tại Bình Dương vào ngày 13 tháng 5 đã nổ ra một cuộc biểu tình
với những hình ảnh quá khích đập phá các nhà xưởng mà người ta cho rằng của các
chủ đầu tư đến từ Trung Quốc. Nhiều người cũng đang lo ngại những hành vi như
thế liệu có xuất hiện trong những ngày tới hay không?! Liệu có trở thành ngòi
nổ cho một dạng chủ nghĩa dân tộc cực đoan hay không? Và dẫn đến những hậu quả
tai hại hay không?
Đó là những câu hỏi rất khó trả lời.
Đề nghị giải quyết
Công nhân tỉnh Bình Dương biểu tình chống TQ hôm 13/5/2014. AFP
photo
Trước tình hình được cho là ‘nóng’ như hiện nay, những người trí
thức và quan tâm đến vận mệnh đất nước có những suy nghĩ thế nào về biện pháp
mà chính quyền cần tiến hành để đối phó, giữ vững ổn định cho đất nước?
Ông Nguyễn Ngọc Già đưa ra giải pháp:
Tôi muốn đưa ra một biện pháp ba điểm: lịch sử, ngoại giao và
pháp luật quốc tế. Trong ba điểm này thì cái sau là hệ quả sinh ra cái trước.
Trước tiên tôi muốn nói đến yếu tố lịch sử. Tôi cho rằng đã đến
lúc phải trả lại sự thật cho lịch sử. Cần phải bạch hóa mối quan hệ Việt-
Trung, ít nhất tính từ thập niên 50- đó là lý do xuất hiện công hàm Phạm Văn
Đồng, cho đến thập niên 90- Hội nghị Thành Đô. Ngay cả ông Nguyễn Cơ Thạch sau
hội nghị đó đã phải thốt lên ‘một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu’.
Nói tóm lại, biện pháp thứ nhất phải trả lại sự thật cho lịch sử một cách khách
quan, không thiên vị. Từ đó sẽ phơi ra ( chắc chắn theo tôi) mỗi bên đều có
lỗi- giới cầm quyền Việt Nam, giới cầm quyền Trung Quốc. Tôi cho rằng phải có
đủ dũng khí để nhìn thẳng vào sự thật, và phía Việt Nam cần phải chủ động có kế
hoạch xin lỗi lịch sử.
Từ đó tôi đưa đến biện pháp thứ hai là vấn đề ngoại giao. Từ
lịch sử mà dám xin lỗi trước dân tộc Việt Nam, trước nhân dân Trung Hoa, lúc đó
hình ảnh của Việt Nam mới được cải thiện, mới lấy lại uy tín. Lúc đó mới nói
được việc tranh thủ tình cảm, sự ủng hộ của thế giới. Chứ còn như hiện nay, sự
kêu gọi ủng hộ thế giới trong 10 ngày qua, những phát ngôn của các nước trong
ASEAN, hoặc là Mỹ, Nhật… chỉ là những ngoại giao chừng mực, chung chung. Như
vậy khi có đủ dũng cảm xin lỗi lịch sử một cách rõ ràng như vậy, tôi tin rằng
phía nhà cầm quyền Trung Quốc buộc họ phải bối rối và có thể họ tạm thời ‘án
binh, bất động’.
Tôi nghĩ rằng nếu muốn đưa đất nước Việt Nam
tiến lến thì phải có những nhân tố mới mà hiện nay tôi chưa thấy xuất hiện.
Nhân tố ấy phải xuất hiện từ trong đảng. Từ trong đảng phải xuất hiện một lực
lượng nào đó ly khai ra.
- GS. Nguyễn Đình Cống
- GS. Nguyễn Đình Cống
Có thể xảy ra hai tình huống: một họ sẽ suy nghĩ lại, và trong
trường hợp tốt nhất họ sẽ ngồi xuống đàm phán với phía Việt Nam ( nhưng cần
nhấn mạnh lại không có chỗ cho giới cầm quyền đương quyền hiện nay). Trường hợp
thứ hai, họ sẽ có những hành vi, hành động mạnh bạo hơn nữa; lúc đó chúng ta
mới nói đến điểm thứ ba là pháp luật quốc tế. Khi mà chúng ta đã sử dụng pháp
luật quốc tế là chúng ta đã trả lại sự thật cho lịch sử, chúng ta đã cải thiện
được hình ảnh của Việt Nam qua ngoại giao, đối ngoại.
Đối với giáo sư Nguyễn Đình Cống thì dường như chưa thể có được
những đổi thay như mong đợi của người dân Việt Nam lâu nay:
Tôi nghĩ rằng nếu muốn đưa đất nước Việt Nam tiến lến thì phải
có những nhân tố mới mà hiện nay tôi chưa thấy xuất hiện. Nhân tố ấy phải xuất
hiện từ trong đảng. Từ trong đảng phải xuất hiện một lực lượng nào đó ly khai
ra. Trước hết phải ly khai chủ nghĩa Mác- Lê nin, loại bỏ chủ nghĩa cộng sản
đi, quay về với dân tộc, quay về với những lý thuyết phát triển nào đó mới
được. Nhưng lực lượng ấy hiện nay tôi chưa thấy manh nha xuất hiện gì cả. Chứ không
thể tin vào những ông đang cầm quyền hiện nay đâu!
Trong mấy năm qua, nhiều nhân sĩ- trí thức cũng như một số vị
lãnh đạo tinh thần của các tôn giáo lớn ở Việt Nam từng đưa ra những kiến nghị
cho chính quyền Hà Nội. Đơn cử như Kiến nghị của Nhóm 72, Nhận định của Hội
Đồng Giám mục Việt Nam, Công bố của Những Công dân Yêu nước…
Tất cả nêu lên
thực trạng của đất nước và những việc chính quyền phải làm để chấn hưng và phát
triển. Tuy nhiên, những kiến nghị đó cho đến lúc này đều không được lắng nghe.
No comments:
Post a Comment