Sunday, 18 May 2014

GIẤC MƠ ĐẠI HÁN VÀ DÂN TỘC VIỆT CHỐNG XÂM LĂNG




Date: Thu, 15 May 2014 18:53:19 +0200
Subject: GIẤC MƠ ĐẠI HÁN VÀ DÂN TỘC VIỆT CHỐNG XÂM LĂNG
From: bacninh75

image006a.jpg
giacTAU.jpg
BienDongDaySong.jpg

Giấc Mơ Đại Hán và Dân Tộc Việt Chống Xâm Lăng
Trung Cộng và Nga là hai quốc gia dẫn đầu thế giới của đế quốc Cộng sản. Tuy cùng là huyết thống Cộng sản, nhưng mỗi quốc gia đều có một số quyền lợi riêng, cho nên, đôi lúc họ cũng không tránh khỏi những va chạm nhau, tùy theo tình hình, khi thì âm thầm khi thì lộ liễu, nhưng về mặt chiến lược chung, hai quốc gia nầy thường có những chánh sách liên kết nhau như một liên minh để đối đầu với Hoa Kỳ và khối Tây Phương, mặc dầu ngày nay, về mặt hình thức, nước Nga không còn là một quốc gia Cộng sản như Trung Cộng.

1.- Giấc mơ Đại Hán qua các giai đoạn
Mộng “Bình Thiên Hạ” là một loại hồng huyết cầu đặc biệt trong dòng máu của người Hán  đã có từ ngàn xưa qua khẩu hiệu lừng danh của họ là “Tu thân, Tề gia, Trị Quốc, Bình Thiên hạ”, bởi vậy, khởi thủy từ là một quốc gia sống trên những vùng đất phì nhiêu dọc theo sông Hoàng Hà, họ đã khởi binh đi xâm lăng tất cả các nước láng giềng, đánh đông, dẹp tây, chinh phục cả nam lẫn bắc để trở thành một đế quốc rộng lớn như ngày nay.
Nhưng giấc mộng Bình Thiên Hạ của người Hán đâu phải chỉ có bấy nhiêu đó, tuy giấc mơ nầy phải bị gián đoạn nhiều lần vì nội bộ phân tranh, vì bị người Mông Cổ và người Mãn Thanh cai trị. Và khi thoát khỏi sự cai trị của nhà Thanh thì cũng là lúc mà thế giới bên ngoài đang phát triển mạnh mẽ, vượt trội hơn Trung Quốc nhiều về mọi phương diện cả quân sự lẫn kinh tế mà gần nhứt là Nhựt Bổn, xa hơn là Mỹ và những quốc gia Tây phương. Sự kiện nầy đã khiến cho giấc mộng Đại Hán của họ phải chùn chân vì nhận thấy là khó có cơ hội để thực hiện.
Mãi cho đến năm 1949, sau khi đảng Cộng sản Trung Hoa do Mao Trạch Đông lãnh đạo đánh đuổi được Tưởng Giới Thạch ra đảo Đài Loan để chiếm được toàn thể Hoa Lục, họ Mao quyết định trở lại giấc mộng bá chủ nầy qua thế lực mạnh mẻ của đảng Cộng sản quốc tế thời đó. Mặc dầu lúc đó sức lực còn yếu và còn nhiều vấn đề khó khăn nội bộ cần phải giải quyết, nhưng Mao cũng phải hết lòng giúp đỡ cho Hồ Chí Minh để mở đường tiến xuống phương Nam.
Chiến dịch mở đường xuống phương Nam của họ Mao tuy ráo riết và tận lực, nhưng chỉ thành công ở hai nước Lào và Cao Miên, và Việt Nam, Mao chỉ thành công tới vĩ tuyến 17 nhờ Hội Nghị Genève 1954 và tập đoàn Hồ Chí Minh, một bè lũ tay sai bán nước và cuồng tín với chủ nghĩa Cộng sản. Chính tại vĩ tuyến 17 nầy, lực lượng hùng hậu của khối Cộng sản quốc tế “bách chiến bách thắng” và bè lũ Hồ Chí Minh đã đụng phải sức phản kháng mãnh liệt và anh dũng của quân dân Miền Nam và chánh sách phòng thủ của Hoa Kỳ khíến cho họ không thể nào bước thêm được một tấc đất nào cả mặc dầu phải hy sinh hàng triệu nhân mạng với nhiều mưu mô, xảo quyệt.
Mãi cho đến khi Tổng thống Mỹ Richard Nixon thay đổi chánh sách, mở đầu cho giai đoạn “rút quân trong danh dự”, bắt tay với Mao và Nga để bỏ rơi Miền Nam Việt Nam. Trong tiến trình nầy, Mỹ làm ngơ trước việc Trung Cộng xâm lăng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa năm 1974 và sau đó phủi tay để cho toàn thề Miền Nam Việt Nam bị nhuộm đỏ ngày 30 tháng 4 năm 1975.

2.- Chuẩn bị cho cuộc hành trình Xâm lăng
Từ đó, để tránh lộ liễu tham vọng của mình trước trước dư luận quốc tế và tránh sự phản kháng của dân tộc Việt Nam, tập đoàn lãnh đạo Trung Cộng từ Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào cho tới Tập Cận Bình đã cùng tập đoàn lãnh đạo Việt gian bán nước Việt Nam ngầm ký những thỏa ước giao cho Tàu Cộng những vùng lãnh thổ dọc theo biên giới Miền Bắc năm 1999, những vùng lãnh hải ở Vịnh Bắc Bộ năm 2000 và cho phép người Tàu khai thác dài hạn các vùng thượng nguồn, khai thác bauxit, cho người Tàu nhập cảnh tự do trong kế hoạch “tầm ăn dâu”, một hình thức xâm lăng thầm lặng, nhẹ nhàng và không đổ máu, hầu đặt để người dân Việt Nam trước những việc đã rồi.
Trước sức mạnh của Mỹ và khối thịnh vượng Tây Phương, chánh sách tầm ăn dâu của người Hán đã được tính toán thật kỹ, và chia ra nhiều giai đoạn rõ rệt: Giai đoạn Đặng Tiểu Bình là giai đoạn củng cố nội bộ và dẫn đạo chỉ huy. Giai đoạn Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào là giai đoạn phát triển kinh tế và phát triển khả năng quân sự. Giai đoạn Tập Cận Bình là giai đoạn tiến công. Cuối giai đoạn Hồ Cẩm Đào, Trung Cộng đã thật sự hùng mạnh về kinh tế lẫn quân sự và bắt đầu bước sớm vào giai đoạn tranh hùng.

3.- Cuộc xâm lăng mở màn với Phi và Nhựt để thăm dò phản ứng của Mỹ
Kế hoạch đầu tiên của họ tung ra là khoanh vùng tiến công tổng quát bằng cách vẽ ra đường lưỡi bò chin đoạn, ngang ngược tuyên bố chủ quyền hầu hết vùng biển giữa Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai, Brunei, sau đó bắt đầu gây hấn với Phi Luật Tân, một quốc gia nghèo và yếu nhứt trong vùng Đông Nam Á qua việc tiến chiếm đảo Scaborough mà Việt Nam gọi là đảo Cỏ Mây, đồng thời uy hiếp những tàu đánh bắt cá của ngư dân Việt Nam trong vòng khoanh của đường lưỡi bò. nhưng ở đây họ gặp phải sự phản ứng quyết liệt của chánh phủ và nhân dân Phi với sự ủng hộ của Hoa Kỳ. Đụng với sức cản của Hoa Kỳ ở Phi, biết là khó nuốt, lợi dụng lúc Hoa Kỳ và các quốc gia Tây Phương bận rộn về cuộc nội chiến ở Syria, chúng quay sang tranh chấp với Nhựt ở một quần đảo không người ở trong biển Hoa Đông tên Nhựt gọi Senkaku mà Tàu gọi là đảo Điếu Ngư.
Để khuấy động thêm cho sự rối ren thăm dò sự phản ứng của dư luận, ngày 23/11/2013 Trung Cộng bất ngờ vạch ra vùng nhận dạng phòng không chồng lấn với các vùng nhận dạng phòng không của Nhựt, Nam Hàn và Đài Loan, đồng thời còn lên tiếng hăm dọa sẽ còn tự thiết lập nhiều vùng nhận dạng phòng không khác, ý nói trên vùng không phận biển Đông. Những sự khiêu khích bướng bỉnh và ngang ngược nầy đã khiến cho Nhựt phản ứng quyết liệt đồng thời Mỹ cũng tỏ rõ thái độ sẽ bảo vệ Nhựt nếu quốc gia nầy bị Trung Cộng tấn công.

4.- Cuộc xâm lăng mở màn với Việt Nam với dàn khoan dầu HD-981
Bất ngờ tình hình quốc gia Ucraina sôi động do Nga động binh tiến chiếm một đảo của quốc gia nầy đồng thời muốn sáp nhập vào Nga những phần đất mà có đa số người Nga cư trú. Cho đó là hành động xâm lăng nên Mỹ và Liên Hiệp Âu Châu nhập cuộc chống lại Nga. Lợi dụng việc Mỹ bận tâm đối đầu với Nga tất không rảnh tay để quan tâm nhiều đến vấn đề Đông Nam Á, Trung Cộng đột nhiên đưa dàn khoan dầu Hải Dương-981 xâm phạm vào vùng biển Việt Nam.
Haiya981GetOut.jpg
Việc Trung Cộng đặt dàn khoan dầu khổng lồ HD-981 trong vùng lãnh hải Việt Nam ngày 02/5/2014 cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, mặc dầu nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam chiếu theo luật quốc tế, nhưng đó là điều phải đến trong chánh sách bành trướng của Bắc Kinh, và Trung Cộng tin tưởng là một khi họ mở cuộc tấn công Việt Nam, Mỹ và các quốc gia trong khối ASEAN nếu có can thiệp cũng chỉ là chiếu lệ ngoại giao vì từ trước đến nay, Việt Nam chưa phải là đồng minh của Mỹ giống như Nhựt và Phi Luật Tân và Việt Nam lúc nào cũng tỏ ra thần phục Trung Cộng và chưa có dấu hiệu nào chứng tỏ có sự hợp tác với Phi Luật Tân khi quốc gia nầy đang đối đầu với sự xâm lăng của Trung Cộng trên bãi cạn Scaboroung.
Kết quả 2 ngày của hội nghị thượng đĩnh của khối ASEAN lần thứ 24 đưọc tổ chức tại Myanmar, Miến Đỉện từ ngày 10 đến ngày 11/5/2014 cho thấy điều đó khi Bản Công Bố kết thúc Đại Hội không thấy có lời phê phán nào đối với Trung Cộng khi Thủ tướng Việt cộng Nguyễn Tấn Dũng lên tiếng kêu gọi sự giúp đỡ của khối ASEAN để chống lại việc Trung Cộng đem dàn khoan HD-981 vào lãnh hải Việt Nam.

5.- Nhiệm vụ chống xâm lăng cuả dân tộc Việt Nam
Trước một Trung Cộng hùng mạnh, đầy tham vọng và hung hăng trong giấc mơ BìnhThiên Hạ, đang chánh thức mở đầu xâm lăng Việt Nam.
Trước viễn tượng thiếu đoàn kết của khối ASEAN trong vấn đề bảo vệ biển Đông trước cuồng vọng xâm lăng của Trung Cộng đang khai diễn.
Và đặc biệt là không có hứa hẹn cụ thể sẽ được trợ gíúp của Mỹ và các quốc gia khác trên thế giới một khi Việt Nam bị Trung Cộng xua quân tấn công.

BieuTinhChongTau.jpg
Trước một nội tình Việt Nam nhu nhược, cho đến giờ nầy mà toàn thể Ban Lãnh Đạo Trung Ương Đảng đều im tiếng trước hiểm họa mất nước đang diễn ra đã biểu lộ rõ ràng tập đoàn Việt cộng chỉ là một bọn thái thú, tham ô, bán nước cho Trung Cộng để đổi lấy địa vị, cho nên lúc nào cũng tỏ rõ thái độ Hèn Với Giặc, Ác Với Dân.
Để đối phó với hiểm họa mất nước trước những thực trạng như vậy, toàn dân đã sục sôi lòng yêu nước và quyết chí chống xâm lăng được bày tỏ qua những cuộc biểu tình ngày 11/5/2014 từ khắp ba miền đất nước cùng với đồng bào ở hải ngoại tại Mỹ, Canada, Âu Châu và Úc Châu, Nhựt Bổn.

0111a.jpg
Tuy nhiên, sự quyết tâm chống Trung Cộng xâm lăng của toàn dân Việt Nam trong và ngoài nước sẽ còn nhiều khó khăn nếu đảng Cộng sản Việt Nam và tập đoàn Việt cộng bán nước vẫn còn cầm quyền và Quân Đội Nhân Dân vẫn còn giữ quan niệm là  lực lượng võ trang để bảo vệ đảng thay vì bảo vệ Tổ Quốc.
Để giúp dân giải quyết cho sự sống còn của đất nước trước hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng, tập thể Quân Đội Nhân Dân phải can đảm, dứt khoát rời bỏ quan niệm sai lầm cũ để trở về với nhân dân và bảo vệ Tổ Quốc, cùng với nhân dân đập tan bọn thái thú Việt gian độc tài, bán nước đang cầm quyền để xây dựng một nền dân chủ, pháp trị, thật sự tự do cho đất nước trước khi đặt vấn đề lên đường đuổi giặc. Có như vậy Việt Nam mới đạt được lòng tin và sự trợ giúp thật sự của các quốc gia bạn yêu tư do trên thế giới, nhứt là Mỹ, Nhựt và có như vậy mới có được sự đồng tâm hiệp lực của những quốc gia trong khối ASEAN đang bị Trung Cộng đe doạ và uy hiếp.
Giờ đây là giây phút lịch sử, ngoài việc trở về với bổn phận thuần túy là bảo vệ tổ quốc và phục vụ nhân dân, người quân nhân không còn một chọn lựa nào khác nếu không muốn bị lịch sử phê phán là tội đồ của đất nước và người đời nguyền rủa.

6.- Kết luận
Để kết luận, người viết xin ghi lại 4 câu thơ của Lý Thường Kiệt như sau:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Và hai câu thơ của Thượng Hoàng Trần Thánh Tôn sau khi đánh đuổi quân xâm lược nhà Nguyên như sau:

Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu

Thanh Thủy (14/5/2014)


-- 

No comments:

Post a Comment