'Còn giàn khoan, khó xử lý bạo
động'
Các chiến đấu cơ F 16 trình
diễn - Voi đi bộ
Cập nhật: 16:24
GMT - thứ năm, 15 tháng 5, 2014
- Facebook
- Twitter
- Google+
- chia sẻ
- Gửi cho
bạn bè
- In trang này
Các vụ bạo loạn ở Hà
Tĩnh, Bình Dương và một số nơi đang gây quan ngại trong nước.
Các vụ bạo động vừa qua
ở một số tỉnh thành và địa phương của Việt Nam như Hà Tĩnh, Bình Dương là 'quá
khích', tuy nhiên việc xử lý bạo lực sẽ rất 'khó khăn' chừng nào Trung Quốc
chưa rút giàn khoan ra khỏi khu vực Hoàng Sa, theo ý kiến quan sát từ trong
nước.
Tuy vậy, cũng không nên
loại trừ khả năng có những người đã 'cố tình khiêu khích' để tạo cớ cho Trung
Quốc 'gây hấn' thêm với Việt Nam, theo Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại
biểu Quốc hội.
Các bài liên quan
Chủ đề liên quan
Trao đổi với BBC hôm
15/5, về cách thức xử lý các vụ bạo động đang diễn ra trong làn sóng 'chống
giàn khoan HD-981', giáo sư Thuyết nói:
"Theo tôi, một số
hành vi quá khích, vượt qua vòng kiểm soát của một số người biểu tình ở một vài
địa phương cũng là điều dễ hiểu thôi. Bởi vì với khối người phẫn nộ lên đến
hàng vạn người như vậy, thì chỉ cần một ngọn lửa rất nhỏ, nó cũng có thể bùng
một đám cháy rất lớn."
"Khi mà cái giàn
khoan của Trung Quốc còn đó...không thể nào mà làm dịu được sự phẫn nộ của
người dân."
GS. Nguyễn Minh Thuyết
"Bên cạnh đó, tôi
cho rằng cũng có thể có những nguyên nhân khác, ví dụ như hành động khiêu
khích, xâm lăng của nhà cầm quyền Trung Quốc, nó thổi bùng lên cả những sự ấm
ức có thể là chất chứa từ lâu của một số người lao động, đối với một số chủ
doanh nghiệp, hoặc là đối với một số người quản lý, hay là người lao động Trung
Quốc."
"Và vì thế cho nên
họ đã thể hiện một số hành vi quá khích, nhưng chúng ta cũng không loại trừ có
khả năng một số người nào đó đã cố tình khiêu khích để tạo cớ cho Trung Quốc vu
cáo Việt Nam, tạo cớ cho họ tăng thêm mức độ gây hấn đối với Việt Nam."
Giáo sư Thuyết cho rằng
tình hình khó có thể được giải quyết ổn thỏa nếu Trung Quốc chưa rút giàn khoan
khỏi khu vực mà Việt Nam tuyên bố là vùng thềm lục địa và vùng độc quyền kinh
tế ở Hoàng Sa của mình.
Ông nói: "Tôi chắc
chắn rằng khi mà cái giàn khoan của Trung Quốc còn đó, nhất là khi Trung Quốc
ngang nhiên cản phá các tàu chấp pháp của Việt Nam, và ngang nhiên từ chối đàm
phán với Việt Nam, thậm chí còn đặt điều kiện đàm phán với Việt Nam (rằng) các
tàu chấp pháp của Việt Nam phải rút đi đã, thì phải nói là không thể nào mà làm
dịu được sự phẫn nộ của người dân.
"Tôi chắc chắn là
người dân sẽ còn xuống đường biểu tình nhiều để phản đối nhà cầm quyền Trung
Quốc, còn qua vụ việc xảy ra ở Bình Dương, cũng như ở Hà Tĩnh, tôi chắc chắn
rằng cả người dân đi biểu tình để thể hiện lòng yêu nước của mình, thể hiện sự
phản đối Trung Quốc, cũng như là chính quyền cũng rút ra được nhiều bài học
quan trọng, và chúng ta có thể kiểm soát được tình hình."
'Xử lý khủng hoảng ra sao?'
Hôm thứ Năm, một chuyên
gia về chính sách công nói với BBC về việc xử lý các sự cố 'bạo động' đã và
đang xảy ra.
Các vụ bạo loạn có thể
gây ra thiệt hại nặng nề cho đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
"Về lâu dài, Việt
Nam cần phải có những biện pháp tổng thể, trước hết phải có những biện pháp
tuyên truyền vì dân trí nước mình (Việt Nam) người ta chưa thực sự hiểu vấn đề
này lắm," PGS. TS. Phạm Quý Thọ, Chủ nhiệm Bộ môn Chính sách Công thuộc
Học viện Chính sách và Phát triển nói.
"Người ta hay gắn
những vấn đề, thí dụ như vấn đề biển đảo, rồi vấn đề chiến tranh biên giới,
hoặc những lịch sử va chạm với Trung Quốc, thì người ta chưa phân biệt rạch ròi
việc đó, những va chạm đó với vấn đề toàn cầu hóa và phát triển kinh tế hiện
nay. Điều đó cần phải làm cho không chỉ dân mà một số giới người ta hiểu được
điều đó, nhưng hiện nay chưa làm được."
"Tiếp theo, cần
phải có những định hướng, thậm chí theo tôi phải ra những luật biểu tình, để
làm sao đấy khi người dân xuống đường biểu tình, thì nó theo một trật tự nhất
định, chứ không thể để tự phát như hiện nay."
"Phải lường trước
trong thời gian tới có thể có khó khăn về kinh tế, cho nên phải chuẩn bị sẵn
những tình hình để đối phó."
PGS. TS Phạm Quý Thọ
Về khả năng xử lý các
thiệt hại kinh tế do bạo động gây ra, đặc biệt trong lĩnh vực thu hút đầu tư
nước ngoài, chuyên gia từ Bộ Kế hoạc và Đầu tư nói:
"Cái thứ ba là về
kinh tế, cũng phải lường trước trong thời gian tới có thể có khó khăn về kinh
tế, cho nên phải chuẩn bị sẵn những tình hình để đối phó, ví dụ như là một số
dự án có thể bị chậm trễ, cái này phải có những đối sách về kinh tế.
"Thứ nữa là làn
sóng đầu tư ở một số nước, thông qua những cái như thế này, cần phải có những
quan hệ ngoại giao để giải thích, nhưng đồng thời cũng phải có chiều hướng để
tạo tin cậy, để cho người ta thấy việc đó chỉ là nhất thời, và thông qua những
cái này, chúng ta phải có những quan hệ ngoại giao để giải thích."
'Công đoàn và nhập khẩu lao động'
Cũng hôm thứ Năm, từ Hà
Nội, Tiến sỹ Nguyễn Quang A nhấn mạnh với BBC rằng Việt Nam nên quan tâm xây
dựng các tổ chức độc lập để bảo vệ quyền lợi cho người lao động mà qua đó hiểu
được tâm tư, nguyện vọng của họ.
"Xét về thực chất,
công nhân bị bỏ rơi, bị chủ bóc lột, bị các cơ quan tạo cho người công nhân cảm
thấy mình luôn bị yếu thế, luôn bị o ép, trong khi tổ chức của họ thì không
có," ông Quang A phân tích một trong các nguyên nhân 'sâu xa' của các vụ
bạo lực.
"Luật Việt Nam
không cho phép công ty, thậm chí công ty nước ngoài ở Việt Nam tuyển dụng lao
động phổ thông, và lao động phổ thông hay lao động tay nghề cao ở Việt Nam đi
chăng nữa phải được phép, phải có giấy phép và có sổ lao động, giống hệt như ở
các nước khác"
TS. Nguyễn Quang A
"Và đám đông mà
không được tổ chức, lại bị dồn vào một tình cảnh, một tâm lý như thế, thì
chuyện bùng nổ như một thùng thuốc nổ và bất kỳ có một lửa nào đấy."
Nguyên Viện trưởng Viện
Nghiên cứu Phát triển (IDS đã tự giải thể) cũng cho rằng Việt Nam nên xem lại
chính sách nhập cư lao động phổ thông người nước ngoài được cho là 'ồ ạt',
'kiểm soát yếu' có thể có khả năng gây tác hại tới thị trường lao động và an
ninh xã hội ở Việt Nam.
"Cái này hoàn toàn
do lỗi của chính quyền Việt Nam và chính quyền sở tại, ở đó tức là tỉnh Hà
Tĩnh," ông bình luận về hiện tượng có nơi theo báo chí Việt Nam phản ánh,
có tới hai nghìn lao động phổ thông nước ngoài cư trú tại một ký túc xá công
nhân như ở dự án Formosa của chủ đầu tư Đài Loan, làm dấy lên quan ngại của
cộng đồng về an ninh quốc phòng và xã hội.
"Luật Việt Nam
không cho phép công ty, thậm chí công ty nước ngoài ở Việt Nam tuyển dụng lao
động phổ thông, và lao động phổ thông hay lao động tay nghề cao ở Việt Nam đi
chăng nữa phải được phép, phải có giấy phép và có sổ lao động, giống hệt như ở các
nước khác," nhà quan sát nói với BBC.
Ứng
xử của lãnh đạo VN về quan hệ với TQ
Kính
Hòa, phóng viên RFA
2014-05-14
2014-05-14
- In trang
này
- Chia
sẻ
- Ý kiến của Bạn
- Email
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (giữa) cùng các thành viên
trong đoàn tại nơi diễn ra lễ bế mạc hội nghị thượng đỉnh ASEAN 24 tại Myanmar
hôm 11/5/2014
AFP photo
Quan hệ phức tạp Việt
Trung lại thêm phức tạp và nguy hiểm với việc giàn khoan dầu Hải Dương của
Trung quốc được kéo vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt nam. Bộ ngoại giao Việt
nam đã có những phản ứng tức thời, tuy nhiên đảng cộng sản Việt nam lại có những
phản ứng chậm trễ như mọi khi.
Tiến sĩ Vũ Tường, thuộc khoa chính trị học, đại học Oregon dành
cho Kính Hòa buổi phỏng vấn ngắn về chủ đề này nói riêng, và một số vấn đề khác
có liên quan đến chính trị Việt nam.
Kính Hòa: Thưa
ông, câu hỏi đầu tiên xin đặt cho ông là, như ông biết, sự kiện giàn khoan
Trung quốc hiện nay là một sự kiện lớn gây phản ứng lớn nơi dân chúng Việt nam.
Bộ ngoại giao cũng đã lên tiếng phản đối, nhưng mà cũng giống như những lần
trước, tức là có sự phản đối từ phía hành pháp, phía Bộ ngoại giao, nhưng mà về
mặt đảng thì những tờ báo của đảng phản ứng rất chậm trễ, bản thân ông Nguyễn
Phú Trọng thì không nói lời nào hết.
Theo kinh nghiệm quan sát chính trị Việt
nam thì ông có thấy rằng có phải là có một sự phân công trong đảng những người
phản đối và những người không bao giờ phản đối không ạ?
Cái từ "phân công" anh dùng rất là
hay. Tôi nghĩ là có một sự phân công nhưng tôi không biết đó là ngầm hay là tình
thế nó bắt buộc phải như thế...
- TS Vũ Tường
- TS Vũ Tường
TS Vũ Tường:
Cái từ "phân công" anh dùng rất là hay. Tôi nghĩ là có một sự phân
công nhưng tôi không biết đó là ngầm hay là tình thế nó bắt buộc phải như thế,
tại vì bên đảng họ vẫn không đồng ý cái chính sách làm căng thẳng với Trung
quốc. Họ vẫn muốn bảo vệ quan hệ tốt với đảng cộng sản Trung quốc. Thành ra là
họ không muốn phản đối Trung quốc.
Kính Hòa: Từ
trước tới giờ giới quan sát từ bên ngoài hay nói rằng có hai nhóm, nhóm thân
Trung quốc và nhóm thân phương Tây hơn. Theo ông thì cái điều đó chính xác tới
mức nào?
TS Vũ Tường:
Điều đó khá chính xác đó anh. Nhóm thân phương tây hơn như anh vừa nói là bên
phía nhà nước, Bộ ngoại giao, đặc biệt là Bộ ngoại giao. Còn nhóm thân Trung
quốc thì là bên Đảng, bên tuyên giáo, rồi công an, quân đội.
Kính Hòa: Theo
ông thì quân đội và công an thuộc nhóm thân Trung quốc?
TS Vũ Tường:
Vâng tôi nghĩ là như vậy.
Kính Hòa: Có
nhiều người nghĩ rằng chuyện này (giàn khoan) là một chuyển biến chính trị lớn
trong quan hệ Việt nam Trung quốc, thì liệu nó có ảnh hưởng gì không đối với tương
quan lực lượng hai phe (trong đảng)?
TS Vũ Tường:
Tôi nghĩ là có chứ anh. Nếu Trung quốc vẫn tiếp tục những bước đi gây căng
thẳng ngoài biển Đông thì sẽ làm suy yếu cái phe thân Trung quốc trong hàng ngũ
lãnh đạo Việt nam. Họ phản ứng thế nào? Họ có đủ khả năng để duy trì quyền lực
của họ không thì chuyện đó mình phải chờ xem, mình chưa biết được. Nhưng mà rõ
ràng là điều đó làm cho quyền lực của họ yếu đi.
Kính Hòa: Cách
nay không lâu, tại Miến Điện, trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN thì Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng có lên tiếng mạnh mẽ tố cáo hành vi của Trung quốc, thế thì trong sự
hợp lý thì có phải ông Dũng thuộc phe không thân với Trung quốc không?
TS Vũ Tường:
Dạ ông Dũng thì có nhiều học giả như Alex Vuving thì cho rằng ông ấy chỉ thân
tiền thôi. Tức là cái gì có tiền là ổng làm. Có thể đây là ông ấy thấy là cơ
hội để ông ấy phát triển quyền lực và phe cánh của ông ấy trong chính phủ,
trong đảng. Ông ấy mới đứng ra nhận cái vai trò này, có những tuyên bố như vậy.
Trước đây ông ấy cũng có một tuyên bố tương tự trong một phiên họp của Quốc hội
và cũng nhận được nhiều ủng hộ của dân chúng, đặc biệt là những người muốn có
hành động mạnh mẽ hơn với Trung quốc.
Liệu VN có đơn độc?
Kính Hòa: Từ
cái tuyên bố lúc trước của ông Dũng mà ông vừa đề cập đến cái tuyên bố vừa rồi,
thời gian gần đây cũng có lời đồn rằng liệu Việt nam sẽ thay đổi theo cái gọi
là mô hình Putin không?
TS Vũ Tường:
Vâng cái này cũng khó đoán. Ông Dũng thì ổng có khả năng làm việc đó, nhưng ổng
có làm được không là chuyện khác. Có những người cũng muốn bảo vệ phe nhóm và
quyền lực của họ. Thành ra là không biết ông Dũng có đủ khả năng và quyền lực
để thu tóm mà trở thành một Putin của Việt nam hay không? Cái việc ấy khó mà
biết được, theo tôi thì cái lực của ông ấy không đủ để ông ấy làm việc đó. Trừ
khi có những yếu tố bên ngoài như là Trung quốc tiếp tục gây hấn ở biển Đông
làm cho phe bảo thủ yếu đi nhiều. Hoặc những yếu tố bên trong nào đó làm ông ấy
mạnh lên, còn hiện giờ thì cái cán cân lực lượng không đủ cho ông ấy.
Tôi nghĩ là ASEAN có thể giúp Việt nam trong một chừng mực nhất
định nếu mà nội bộ Việt nam thống nhất trong cách xử lý vấn đề này.
- TS Vũ Tường
Kính Hòa: Dạ
xin đặt cho ông câu hỏi cuối cùng. Đó là quan hệ với các quốc gia ASEAN. Ông là
một chuyên gia về Indonesia, thì ông thấy là ASEAN có giúp đỡ gì không trong
quan hệ Việt Trung? Và vai trò của Indonesia trong tương lai là như thế nào?
TS Vũ Tường:
Tôi nghĩ là ASEAN có thể giúp Việt nam trong một chừng mực nhất định nếu mà nội
bộ Việt nam thống nhất trong cách xử lý vấn đề này. Và Việt nam cũng có thể kéo
thêm được các đồng minh của ASEAN như Nhật, Hàn Quốc, Úc, Mỹ vào trong cuộc. Và
ASEAN có thể nghiêng về hướng đó. Vấn đề là khả năng và lập trường của chính
phủ Việt nam tạo được sự đồng thuận nội bộ, có những hành động cương quyết đối
với Trung quốc thì có thể tạo nên sự ủng hộ mạnh hơn từ những nước đang “ngồi
trên hàng rào”, tiếng Anh gọi là Wait and See, là chờ xem. Và như thế ASEAN sẽ
ủng hộ Việt nam mạnh hơn. Nhưng mà như bây giờ thì họ vẫn chưa thấy Việt nam có
sự đồng thuận.
Còn về Indonesia thì nước này ngày càng có nền kinh tế phát
triển ổn định hơn, nền dân chủ của họ cũng hoạt động tốt hơn. Tương lai của họ
sẽ đóng vai trò lớn hơn trong ASEAN. Tuần trước có một báo cáo nói rằng
Indonesia hiện có nền kinh tế đứng hàng thứ 10 trên thế giới tính theo sức mua.
Tôi cho là Indonesia sẽ có vai trò lớn hơn. Có điều là người có triển vọng trở
thành Tổng thống sắp tới là ông Jokowi được cho là thiếu kinh ngiệm quốc tế.
Không biết là ông ấy có muốn đóng một vai trò tích cực trong Đông Nam Á không?
Kính Hòa: Cám
ơn ông dành thì giờ cho đài Á châu tự do.
TS Vũ Tường: Cám
ơn anh.
No comments:
Post a Comment