Cơ hội đầu tiên và cuối
cùng cho đảng cộng sản Việt Nam
Lê Dủ
Chân (DanLamBao) -
Theo tin tức của đài BBC ngày
15 tháng 5 năm 2014, trong một thông cáo gửi tới hãng tin Reuters, phía Hoa Kỳ
khẳng định lại mong muốn thiết lập quan hệ hải quân chặt chẽ hơn với Việt Nam.
Trong bức thư trao đổi với Reuters phát ngôn
viên và chỉ huy hạm đội 7, ông William Marks viết rằng: "... Chúng
tôi quan tâm tới việc kết nối các đối tác trên Biển Đông và hoan nghênh việc
tăng cường các chuyến thăm cảng với Việt Nam...” và cho biết rằng hải
quân Mỹ không thay đổi việc điều động do căng thẳng Trung – Việt, nhưng hàng
ngày vẫn điều máy bay do thám bay trên vùng Biển Đông.
Tàu chỉ huy của Hạm đội 7 là tàu khu trục USS
Blue Ridge, hiện cũng đang ở trong vùng biển Đông.
Đây là cơ hội cuối cùng của đảng cọng sản và nhà
nước Việt Nam chứng tỏ cho nhân dân Việt Nam và thế giới thấy rằng bọn họ không
phải là tay sai của Trung cọng và quyết tâm bảo vệ đất nước.
Đây cũng là lựa chọn trước tiên để chứng tỏ cho
nhân dân Việt Nam và thế giới thấy rằng đảng và nhà nước Việt Nam hiện nay
quyết tâm thoát Trung (Trung cọng) và thoát cọng (cọng sản) từng bước thay đổi
hệ thống chính trị độc tài độc đảng để xây dựng một chế độ tự do, dân chủ,
quyền người tại Việt Nam.
Đảng và nhà nước cọng sản hãy sáng suốt bắt lấy
cơ hội này nếu không muốn bị nhân dân Việt Nam lật đổ để trở thành tội đồ của
dân tộc.
Lịch sử chắc chắn sẽ sang trang nhưng sang trang
bằng máu và nước mắt hay sang trang trong hòa bình ổn định đang từng giờ từng
khắc tùy thuộc vào quyết định của các người.
15/05/2014
NẾU PHẢI CHẾT THÌ GIỜ NÀY CHÚNG TA ĐÂU TỒN TẠI Ở
ĐÂY- ĐỒNG BÀO QUỐC NỘI KHÔNG BIẾT SỢ -
CHỈ CÓ BỌN CHÓP BU TRONG NƯỚC KHIẾP NHƯỢC-
KHÔNG DÁM LÀM NGỌN ĐƯỚC SOI ĐƯỜNG - DÂN VÀ QUỐC ĐỘI HÃY DẬP TẮT NGỌN LỬA
LEO LÉT NÀY ĐI - HÃY LẬT ĐỔ CS BẠO QUYỀN - VÀ SỐNG MÁI VỚI TRUNG CỘNG.
KHÔNG KHIẾP SỢ TRUNG CỘNG
tka23 post
Vì sao Trung cộng
đưa giàn khoan đến biển Việt Nam? Đối mặt dã tâm ấy, Việt Cộng
đối phó cách nào?
|
Trung cộng muốn gì ở giàn khoan
HD-981
Những ngày gần đây, cả nước đang sục sôi ngọn
lửa dân tộc, mọi con mắt, trái tim, ý chí của người dân đều dồn về Hoàng
Sa, nơi Trung cộng đưa giàn khoan di động xâm phạm lãnh hải Việt
Nam.
Trung cộng đang muốn gì qua
hành động này? Vì sao họ dùng đến 80 tàu các loại, gồm cả tàu hải giám, tàu
chiến, và nhiều máy bay uy hiếp những lực lượng cảnh sát biển của
Việt Nam? Vì sao họ hung hăng đâm, đẩy, bắn vòi rồng, giương vũ khí… nhằm vào
các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư của quốc gia láng giềng?
Trước hết, phải thấy rõ rằng Trung cộng
đang chơi đòn thăm dò. Họ muốn kiểm tra xem dư luận thế giới sẽ phản
ứng thế nào, Mỹ, EU, Nga, Ấn, Nhật, Hàn, ASEAN, Liên hợp quốc… Đặc
biệt là với Mỹ, khi cường quốc này
lên tiếng sẽ bảo vệ đồng minh của mình trong các tranh chấp, thậm chí cả chiến
sự với Trung cộng . Vậy còn những quốc gia không phải đồng minh, Mỹ sẽ ứng xử
ra sao?
Câu trả lời đã rõ, Mỹ phản đối.
Như vậy, phép thử đầu tiên của Trung cộng đã có lời giải.Nga đồng
minh VN phản ứng ra sao? Im lặng Nhưng còn một
điều Trung cộng muốn biết hơn cả, muốn dò tìm hơn cả, đó là thái độ của Việt Nam, sức mạnh
thật sự của Việt Nam.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung cộng
khiêu khích. Những vùng cấm đánh bắt, những tuyên bố chủ quyền ngang
ngược, những hành động uy hiếp ngư dân… Việt Nam đã kiên nhẫn nhún
nhường. Vậy, lần này, Trung cộng nhắm vào dầu mỏ, cái mà
ai cũng biết là thứ Trung cộng thèm khát nhất, để thử phản ứng của
Việt Nam.
|
Giàn
khoan HD-981 của Trung cộng tiến vào vùng biển chủ quyền của Việt
Nam
|
Và câu trả lời Trung cộng cũng đã có.
Sự kiên quyết của Việt Nam, như câu trả lời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ
Ngoại giao Phạm Bình Minh: “Việt Nam sẽ làm mọi biện pháp có thể”.
Tưởng rằng câu trả lời ấy là chung chung, nhưng
nó là câu trả lời đầy đủ nhất. Việt Nam sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo
đất nước.
Vì sao Trung cộng phải bành trướng?
|
Ai cũng biết Trung cộng muốn hiện thực hóa đường lưỡi bò phi pháp ở Biển Đông, muốn biến Hoa Đông, Biển Đông thành ao nhà, là “lợi ích cốt lõi”… Tất cả nhằm thực hiện giấc mơ đại Trung Hoa.
Tuy nhiên, sử dụng khái niệm “giấc mơ Trung Hoa”
còn là khá mĩ miều, là nói giảm nói tránh. Thực tế, Trung cộng còn quá
nhiều vấn đề nội tại ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của đất nước, và để giải quyết mâu thuẫn ấy, bành trướng,
mở rộng, gây hấn là con đường, là biện pháp ngắn nhất, hiệu quả nhất để giải
quyết những vấn đề ấy.
Xin chỉ ra một số vấn đề trong quố gia
khổng lồ này như sau.
Thứ nhất, vấn đề kinh tế. Hiện
Trung cộng có nền kinh tế thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ với nguồn
dự trữ ngoại tệ khổng lồ và khả năng sản xuất hàng hóa chóng mặt. Tuy nhiên, để
duy trì sự sống cho nền kinh tế ấy, vấn đề năng lượng với Trung cộng
được coi là sống còn.
Vì sao Trung cộng sốt ruột đến như
vậy tại Biển Đông? Bởi lẽ, nền kinh tế này phát triển nhanh nhưng không bền,
như một cái nhà lắp ghép, nó được dựng lên nhanh chóng nhưng thiếu mất nền móng
và những bức tường vững chắc.
|
Phó
Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh điện đàm yêu cầu Trung Quốc
rút ngay giàn khoan
|
Biển Đông có trữ lượng dầu mỏ nuôi sống Trung cộng
khoảng 40 năm. Trữ lượng cá nuôi sống ngư dân Trung cộng trong
một thời gian dài. Trong bối cảnh nguồn năng lượng của quốc gia này được
nhập từ Trung Đông, đặc biệt là Iran, nhưng khu vực này ngày càng bất ổn,
Trung cộng cần Biển Đông như để bảo đảm khả năng tự chủ
động cho chính nguồn sống của mình.
Thứ hai, về vấn đề dân số. Hiện tại, đây là thách thức lớn nhất với
Trung cộng . Tỷ lệ dân số đông, và tính từ năm 2010, dân số càng đông theo
hướng xấu như sự già hóa của dân số, chênh lệch giới tính xuất phát
từ tư tưởng trọng nam khinh nữ.
Những vấn đề này đặt ra thách thức như sau.
Trước hết, thiếu nữ giới sẽ dẫn đến những lệch lạc trong xã hội như không có
gia đỉnh chuẩn một vợ một chồng, tệ nạn hiếp dâm, mại dâm, trầm cảm… Dân số già
hóa và mất cân bằng dẫn đến gánh nặng cho 20 – 30 năm sau, khi hết độ tuổi lao
động, những người không có gia đình sẽ phải sống trong các viện dưỡng lão. Vấn
đề an sinh xã hội sẽ khiến sụp đổ nền kinh tế của Trung cộng .
Chiến lược lãnh thổ mở rộng sẽ khiến Trung cộng
tìm kiếm được thị trường nước ngoài, giải quyết được chênh lệch giới tính
khi tìm kiếm những người phụ nữ từ nước ngoài. Và thậm chí, có một sự thật, dù
là nghiệt ngã khác mà người viết bài không muốn nói tới ở đây.
|
Tàu
cảnh sát biển Việt Nam kiên quyết bám biển chủ quyền, xua đuổi tàu Trung Quốc
dù bị tấn công bằng vòi rồng.
|
Việt Nam có thứ mà Trung cộng “
không có”
Việt Nam là một nước nhỏ, sẽ không bao giờ xâm
lược mà chỉ chuẩn bị lực lượng đủ để tự vệ, bảo vệ chủ quyền. Vì thế trong bất
cứ cuộc tấn công nào của kẻ địch, Việt Nam cũng đều phải “lấy ít đánh nhiều” cho
nên, ngoài việc xây dựng lực lượng và lối đánh đáp ứng nhu cầu của chiến tranh
hiện đại, tất yếu phải thực hiện một
cuộc chiến tranh du kích nói chung bao gồm trên không, trên biển, trong đất
liền nói riêng…
Đó chính là chiến
lược Việt Nam đối đầu với quân xâm lược hùng mạnh để buộc chúng phải sa
lầy dẫn đến thất bại hoàn toàn.
|
Tàu
Trung cộng áp sát vừa đâm vừa bắn tàu cảnh sát biển của Việt Nam tại
khu vực giàn khoan
|
Nhưng trên tất cả, Việt Nam đang sở hữu một thứ
vũ khí nguy hiểm bậc nhất, lợi hại bậc nhất mà Trung cộng không bao
giờ có được, dù cho họ có nhiều tiền nhất nhì thế giới. Đó là lòng dân.
Từ xưa đến nay, từ khi còn là bộ lạc hay những nhà nước đầu tiên, dân tộc
Việt Nam luôn phải đối đầu với sự xâm lược từ phương Bắc. Đây
có thể được coi là kẻ thù lớn nhất, dai dẳng nhất, và dã tâm nhất.
Tuy nhiên, chưa một lần nước Việt nhỏ bé chịu
khuất phục. Mỗi trận đánh, mỗi chiến thắng, mỗi hi sinh mất mát, đều được tích
lũy lại thành kinh nghiệm, thành chiến lược quân sự, và trên hết, trở
thành tính cách mà mỗi người dân Việt Nam đều có, đó là lòng yêu nước.
Ngoài ra, Việt Nam đang nắm giữ chính nghĩa
trong tay. Chúng ta có đầy đủ bằng chứng chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của
chúng ta, là phần máu thịt không thể tách rời. Sự ủng hộ của dư luận quốc
tế trong những ngày qua cũng là bằng chứng thuyết phục nhất cho chính nghĩa mà
Việt Nam đang có.
Việt Nam có thể không có hkmh, thua thiệt tàu
chiến, máy bay, vũ khí nhưng không bao giờ chịu thua
sự ngang ngược, dân tộc Việt Nam không bao giờ đầu hàng.
KHÔNG CẦN CHIẾN HẠM
Chính nghĩa và lòng dân, tất cả tạo nên một sức
mạnh to lớn, là thứ vũ khí lợi hại nhất mà Việt Nam có được từ xưa đến nay.
Nhờ đó mới có thể “Đem đại nghĩa mà thắng
hung tàn/ Lấy chí nhân mà thay cường bạo”.
Đỗ Minh Tú
Cứu nước hay cứu đảng?
Phạm
Trần (Danlambao) -
Đảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã rất khôn ngoan và kiên quyết chống nhân
dân đòi dân chủ, tự do nhưng lại hoang mang và lúng túng khi phải đối diện với
hiểm họa mất nước vào tay Trung Cộng. Bằng chứng đã hiện ra trước mắt kể từ
ngày 3/5 (2014) khi Bắc Kinh đem giàn khoan HD-981 và một lực lượng quân sự hùng
hâu bảo vệ vào hoạt động công khai bên trong vùng “đặc quyền kinh tế” 200 hải
lý (lối 370 cây số) của Việt Nam.
Khu vực đặt giàn khoan khổng lồ HD-981 nằm phía
nam quần đào Hoàng Sa nhưng chỉ cách đảo Lý Sơn, Tỉnh Quảng Ngãi khoảng 119 hải
lý (lối 221 cây số), hay 80 hải lý (trên 148 cây số) bên trong lằn ranh ngoài
cùng của vùng “đặc quyến kinh tế”. Giàn khoan do Trung Cộng chế tạo tốn lối 1
tỷ dollars, có khả năng hoạt động ở độ nước sâu 3000 mét và mũi khoan có khả
năng đào sâu 10,000 mét.
Gian khoan này được Bắc Kinh bảo vệ bởi gần 100
tầu chiến có hỏa tiễn và súng nặng, máy bay, tầu săn ngầm và hàng chục tầu đổ
bộ, Hải giám, Hải cảnh, Ngư chính, Cứu hộ, Vận tải và tầu cá vỏ sắt
Sau hơn 2 tuần lễ, không có dấu hiệu nào cho
thấy Trung Cộng sẽ bỏ cuộc, mặc cho Việt Nam phản đối, chỉ trích hay dùng tầu
“đâm nhau” hoặc xịt nước xua đuổi lẫn nhau trên Biển Đông.
Từ ngày 13/5 (2014) phía Cảnh sát biển Việt Nam
báo cáo về đất liền “tình hình rất căng thẳng” trong khi Phát ngôn viên của Bộ
Ngoại giao Trung Cộng Hoa Xuân Oánh thản nhiên bảo “Việt Nam sẽ thất bại” vì
Trung Quốc tìm kiếm dầu khí “trên biển của Trung Quốc”!
Phía Việt Nam cho biết cứ mỗi lần các tầu Cảnh
sát biển của Việt Nam tìm cách tiến gần giàn khoan HD-981 thì các tầu Hải Giám
và Hải Cảnh của Trung Cộng lại ngăn chặn hoặc bao vây tầu Việt Nam. Cảnh sát
biển Việt Nam cũng báo cáo các tầu Trung Cộng đã nhiều lần chạy với tốc độ mạnh
toan đâm vào tầu Việt Nam nhưng các tầu Việt Nam đã tránh được.
Các chuyên viên Quốc tế quan ngại về thái độ
cứng rắn và hung hãn lần này của Trung Cộng trong vụ giàn khoan HD-981 vì Bắc
Kinh biết Việt Nam không có khả năng quân sự đề đuổi giàn khoan và các tầu của
Bắc Kinh ra khỏi khu vực.
Tuy nhiên lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam nói
họ kiên quyết bám vị trí và nhất định xua đuổi giàn khoan HD-981 ra khỏi vùng
đặc quyền kinh tế, nhưng không biết có thành công hay không.
VIỆT NAM ĐÃ LÀM GÌ?
Về phía Trung Cộng thì tình hình tại chỗ cho
thấy không có dấu hiệu nào Bắc Kinh sẽ bỏ cuộc. Họ nói giàn khoan HD-981 có
thời khóa biểu hoạt động 100 ngày ở vùng biển của Việt Nam, kể từ 3/5/2014,
nhưng không ai chắc Trung Cộng sẽ rút lui sau thời gian này.
Có nhiều lo ngại từ phía Việt Nam sợ Bắc Kinh sẽ
tiếp tục rời đi chỗ khác để tìm kiếm dầu trong phạm vi đường Lưỡi Bò (hay đường
9 đoạn) mà Trung Cộng đã “tự chế ra” từ năm 2009 để chiếm biển của nước khác.
Diện tích của đường Lưỡi Bò chiếm tới 2/3 của tổng số 3.5 triệu cây số vuông
Biển Đông, bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Vậy đảng và nhà nước CSVN đã làm gì để bảo vệ sự
vẹn toàn lãnh thổ mà không bị đánh bẹp bởi quân Trung Cộng ở Biển Đông?
Thứ nhất, về mặt ngoại giao, ngoài phản đối bằng
văn bản, họp báo, họp tay đôi trung cấp và cuộc điện đàm duy nhất giữa Phó Thủ
tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Ngoại trường Trung Cộng Dương
Khiết Trì, không có bất cứ hành động nào của cấp Tổng Bí thư giữa hai đảng. Thủ
tướng Việt-Trung cũng không nói chuyện với nhau.
Thậm chí có tin “không chính thức” nói rằng Tổng
Bí thư-Chủ tịch Nhà nước Trung Cộng Tập Cận Bình đã không thèm đáp lại đề nghị
gặp nhau ở Bắc Kinh của Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng để thảo luận về
vụ giàn khoan HD-981.
Nếu tin này có thật thì liên lạc Việt-Trung đã
rẽ sang một hướng rất nghiêm trọng và ông Trọng đã không những bị họ Tập coi
thường mà uy tín của ông Trọng cũng không còn với đảng và người dân trong nước.
Diễn đàn quốc tế duy nhất mà Việt Nam đã sử dụng
để nói lên lập trường của mình và lên án hành động của Trung Cộng đã diễn ra
ngày 11/5 tại thủ đô Nay Pyi Taw, Miến Điện, nước chủ nhà tổ chức Hội nghị
ASEAN cấp cao kỳ thứ 24.
Tại đây, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã
đọc bài diễn văn chỉ đích danh Trung Cộng đã “Từ ngày 01/5/2014 Trung
Quốc đã ngang nhiên đưa giàn khoan nước sâu cùng hơn 80 tàu vũ trang, tàu quân
sự và máy bay hộ tống đi vào vùng biển Việt Nam và đã hạ đặt giàn khoan này tại
vị trí nằm sâu trên 80 hải lý trong Thềm lục địa và vùng Đặc quyền Kinh tế của
Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.
Các tàu hộ tống bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc
đã rất hung hăng bắn vòi nước có cường độ mạnh và đâm húc thẳng vào các tàu
công vụ, tàu dân sự của Việt Nam, gây hư hại nhiều tàu và làm nhiều người bị
thương.”
Ông Dũng nói: “Đây là lần đầu tiên Trung
Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan vào hạ đặt tại địa điểm nằm sâu trong Thềm lục
địa và vùng Đặc quyền Kinh tế của một nước trong ASEAN, là sự vi phạm đặc biệt
nghiêm trọng Luật pháp Quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và
cũng là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Tuyên bố về Ứng xử của các Bên trên
Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một Bên tham gia ký kết.
Hành động cực kỳ nguy hiểm này đã và đang đe dọa
trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông.”
Thủ tướng Dũng cáo buộc Trung Cộng “không
những không đáp ứng yêu cầu chính đáng của Việt Nam mà còn vu khống, đổ lỗi cho
Việt Nam và tiếp tục dùng sức mạnh, gia tăng các hành động uy hiếp, xâm phạm
ngày càng nguy hiểm và nghiêm trọng hơn.”
Tuy nhiên hy vọng ASEAN sẽ có phản ứng mạnh theo
yêu cầu của Việt Nam đã thất bại
Tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á chưa bao
giờ đoàn kết khi phải đối phó với Trung Cộng vì quyền lợi của mỗi nước khác
nhau.
Vì vậy trong lời Tuyên bố chung ngắn ngủi tại
Miến Điện kỳ này khối 10 nước ASEAN đã không nêu tên Trung Cộng mà chỉ kêu gọi
suông các bên hãy: “Tăng cường hợp tác bảo đảm thực hiện đầy đủ và hiệu
quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), tuân thủ các nguyên tắc
đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế và Công ước của Liên hợp quốc về
Luật Biển 1982, đặc biệt kêu gọi tất cả các bên thực hiện kiềm chế và không sử
dụng vũ lực, cũng như không tiến hành các hoạt động có thể làm gia tăng căng
thẳng và sớm đạt được Bộ Quy tắc về Ứng xử ở Biển Đông (COC) như đã được thể
hiện trong Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông.”
Ngay cả Tuyên bố của Chủ tịch (Miến Điện) Hội
nghị Cấp cao ASEAN-24 cũng chỉ “bày tỏ quan ngại sâu sắc về các vụ việc
đang diễn ra ở Biển Đông” nhưng không chỉ đích danh Trung Cộng là nước
đã gây ra cuộc khủng hoảng ở Biển Đông từ ngày 03/05/2014.
Tuyên bố viết: "Chúng tôi khẳng
định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự
do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên tham gia
Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) thực hiện đầy đủ và hiệu quả
tuyên bố này nhằm tạo môi trường tin cậy và xây dựng lòng tin; thực hiện kiềm
chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng
biện pháp hòa bình, tuân thủ các nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật
pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS). Chúng
tôi nhấn mạnh sự cần thiết của việc sớm đạt được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(COC). Theo đó, chúng tôi ghi nhận tầm quan trọng của Tuyên bố của các Bộ
trưởng Ngoại giao ASEAN về tình hình hiện nay ở Biển Đông, đã được Hội nghị các
Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đưa ra ngày 10/05/2014".
Trong Tuyên bố ngày 10/05, các Bộ trưởng Ngoại
giao ASEAN đã “yêu cầu các bên liên quan, trên cơ sở tuân thủ các
nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp
Quốc về Luật Biển 1982, thực hiện kiềm chế và tránh có các hành động có thể làm
phương hại đến hòa bình và ổn định ở khu vực; và giải quyết các tranh chấp bằng
biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.”
Sự kiện ASEAN không công khai nêu tên Trung Cộng
đã gây ra cuộc khủng hoảng mới tại Biển Đông bằng hành động đưa giàn khoan dầu
khí HD-981 vào sâu bên trong vùng “đặc quyền kinh tế” 200 hải lý (370 cây số)
của Việt Nam đã thể hiện chủ trương “trung lập” của ASEAN, nhưng lại đem lại
“thắng lợi” cho Trung Cộng.
Ngay từ Hội nghị cấp cao ASEAN năm 2012 tại Nam
Vang, Kampuchea, Trung Cộng đã áp lực thành công với Thủ tướng nước chủ nhà Hun
Sen để ông này không đưa ra tuyên bố chung của Hội nghị về tình hình Biển Đông.
Lý do vì Bắc Kinh là nguồn tài trợ và đầu tư
chính tại Kampuchea với 2.7 tỷ dollars năm 2012. Trong khi mậu dịch Lào-Trung
Cộng cũng lên đến 1.728 tỷ dollars năm 2012 nên hai nước Cao Miên-Lào luôn luôn
đứng về phía Bắc Kinh mỗi khi cần bỏ phiếu trong tổ chức ASEAN.
Ngoài Phi Luật Tân, Mã Lai, Tân Gia Ba, Nam
Dương, Brunei và Việt Nam, hai nước Thái Lan và Miến Điện cũng có những quen hệ
kinh tế đặc biệt với Bắc Kinh nên khối ASEAN chưa bao giờ có thể đoàn kết và
thống nhất lập trường khi phải đương đấu với Trung Cộng trong vấn đề Biển Đông.
Vì vậy, Bắc Kinh luôn luôn lợi dụng ưu điểm viện
trợ và mậu dịch để trì hoàn việc thảo luận Bộ Quy Tắc Ứng Xử (COC, Code of
Conduct) với ASEAN để không bị ràng buộc pháp lý.
Mục đích của COC là thay thế cho Tuyên bố về Quy
tắc ứng xử ở Biển Đông (DOC, Declaration of Conduct) mà Trung Quốc và khối
ASEAN đã ký với nhau ở Nam Vang năm 2002. Văn kiện DOC “không có tính cách pháp
lý” nên nước nào cũng có thể “ vi phạm” hay “không cần thi hành” mà không bị xử
lý.
Đó là lý do tại sao Trung Cộng đã tự vẽ ra hình
Luỡi Bò hay còn gọi là Đường 9 Đoạn nạp cho Liên Hiệp Quốc năm 2009 với tham
vọng chiếm ¾ của diện tích 3.5 triệu cây số vuông của Biển Đông mà không bị
ASEAN ngăn chặn.
Từ đó, Bắc Kinh đã thao túng và khuấy động làm
mất ổn định thường xuyên ở Biển Đông bằng hành động “tự tuyên bố chủ quyền”
trên phần biển của nước khác.
Bắc Kinh cũng tự cho mình có “quyền lợi cốt lõi”
ở Biển Đông và tự coi vùng biển quan trọng này như “ao nhà” của mình. Từ năm
2005, các tầu Hải Giám của Bắc Kinh đã tấn công và ngăn chặn ngư dân các nước
trong khu vực, đặc biệt từ Việt Nam đi đánh bắt ở hai vùng biển Hoàng Sa và
Trường Sa.
NGHE VÀ HÀNH ĐỘNG
Trong cuộc xung đột mới trực tiếp giữa Việt Nam
và Trung Cộng về vụ giàn khoan HD-981, Việt Nam vẫn chưa dám đưa Bắc Kinh ra
trước tòa án quốc tế và không dám tố cáo Trung Cộng ra trước Liên Hiệp Quốc dù
Bắc Kinh đã vi phạm Luật Biển-Liên Hiệp Quốc năm 1982.
Nhiều giới trong nước, kể cả Tiến sỹ Trần Cộng
Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ đã nhiều lần khuyên nhà nước nên
kiện Trung Cộng ra tòa án Quốc tế như Phi Luật Tân đã làm, nhưng chính phủ Việt
Nam không nghe.
Như vậy, bây giờ, sau khi Trung Cộng đã đặt giàn
khoan HD-981 vào vùng biển kinh tế của Việt Nam thì liệu việc kiện Bắc Kinh ra
Tòa án Công lý Quốc tế hay Tòa Trọng tài Luật biển Liên Hiệp Quốc có quá trễ
không?
Không muộn. Đó là câu trà lời của nhiều chuyên
viên, ngược lại còn là cơ hội tốt nhất cho Việt Nam vào lúc này vì bằng chứng
giàn khoan HD-981 đã nằm chình ình ra đó.
Nhưng về phía đảng và nhà nước Việt Nam thì có
vẻ như vẫn “lừng khừng” vì lãnh đạo không có lập trường dứt khoát và chia rẽ
trong vấn đề đối phó với giàn khoan HD-981 của Trung Cộng.
Lập trường “nhũn như con chi chi” của Chính phủ
Việt Nam đã phản ảnh qua lời nói của ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị
cấp cao ASEAN ngày 11/5/2014 ở Miến Điện.
Ông nói: “Việt Nam cũng luôn chân thành
mong muốn cùng với Trung Quốc giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình
trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau vì lợi ích của
nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định của Khu vực và Thế giới.”
Ngay cả Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng và Ban
Chấp hành Trung ương đảng cũng chỉ“theo dõi” và “nghe báo
cáo”, trong khi họp Hội nghị Trung ương 9 từ ngày 08 đến 14/05/2014, về
việc Trung Cộng đặt giàn khoan HD-981 trong vùng “đặc quyền kinh tế”, vi phạm
nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Tại sao một biến cố quan trọng và cực kỳ nguy
hiểm xâm phạm trắng trợn lãnh thổ Việt Nam của Trung Cộng đã gây chấn động dư
luận Âu-Á như thế mà không được thảo luận tại Hội nghị 9?
Trong diễn văn bế mạc ngày 14/05 (2014), chỉ
thấy ông Trọng “nói bâng quơ” rằng: “Trước những diễn biến phức tạp,
khó lường trên thế giới, trong khu vực, nhất là tình hình Biển Đông hiện nay,
cần có sự quan tâm đặc biệt đối với việc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng,
an ninh và đối ngoại. Xác định rõ những thuận lợi, khó khăn, thách thức đang
đặt ra và chủ trương, chính sách, biện pháp cần áp dụng để giữ vững độc lập,
chủ quyền, an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và môi trường hòa bình, ổn định
cho phát triển. Nhận định, đánh giá thật sát, đúng về kết quả đấu tranh, đẩy
lùi 4 nguy cơ mà Đảng ta đã cảnh báo để có chính sách, biện pháp phù hợp, bảo
đảm thực hiện thành công Chiến lược bảo vệ Tổ quốc đã được Hội nghị Trung ương
8 khóa XI ban hành gần đây.”
4 nguy cơ mà ông Trọng nói tới đã được đặt ra
tại kỳ họp “giữa nhiệm kỳ” từ 20-25/1-1994 của Ban Chấp hành Trung ương khóa
đảng VII thời ông Đỗ Mười. Đó là: “nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế;
nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội; âm
mưu và hành động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch.”
Vấn đề gọi là “nguy cơ chệch hướng xã
hội chủ nghĩa” của 20 năm trước đã biến thành “tự diễn biến” và “tự
chuyển hóa” trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên dưới thời ông Nguyễn Phú
Trọng. Các biến chứng của chữ “tự” là “tự bỏ sinh hoạt
đảng”, “tự cho mình quyền không tin vào đảng và chủ nghĩa Cộng sản
nữa”, “tự ý ra khỏi đảng” và “tự cho mình quyền không làm theo
lệnh đảng, mệnh lệnh của cấp trên.”!
Cũng rất ngạc nhiên là trong diễn văn này, ông
Trọng không nói đến giàn khoan HD-981 hay lên án Trung Cộng đã “ngồi” vào biển
của Việt Nam. Ông chỉ nói như khách qua đường: “Đặc biệt là, tình hình
Biển Đông hiện đang diễn biến rất phức tạp, nghiêm trọng, đòi hỏi toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân ta phải hết sức tỉnh táo, sáng suốt, tăng cường đoàn kết,
cả nước một lòng, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của
Tổ quốc; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát
triển đất nước.”
Ông Nguyễn Phú Trọng là người lãnh đạo đảng cầm
quyền mà chỉ “dám nói” xa xôi như thế trong khi giàn khoan HD-981 của Trung
Cộng đã ngồi trong “nhà Việt Nam” thì giá trị lời nói của ông được mấy đồng
“nhân tệ” của Trung Cộng”?
Trong khi ấy thì Thông báo cuối Hội nghị Trung
ương 9 cũng chỉ nói chuyện “cưỡi ngựa xem hoa” đến “vô duyên” và “hời hợt lãng
nhách” của 200 Ủy viên như thế này: “Ban Chấp hành Trung ương theo dõi
sát tình hình, nghe báo cáo của các cơ quan chức năng về việc thực hiện các chủ
trương, giải pháp của ta phản đối, đấu tranh đòi phía Trung Quốc phải dừng việc
đặt giàn khoan thăm dò dầu khí Hải Dương 981 trong vùng biển nước ta và khẳng
định: Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đoàn kết một lòng, kiên quyết bảo vệ
độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giải quyết những bất đồng,
tranh chấp bằng giải pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế,
trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử
của các bên ở Biển Đông (DOC) và những thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao Việt
Nam - Trung Quốc; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển
bền vững đất nước.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng kêu gọi toàn Đảng,
toàn dân và toàn quân tăng cường đoàn kết, nhất trí, đồng tâm hiệp lực cả nước
một lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, kiên quyết bảo vệ độc lập chủ quyền
và toàn vẹn lãnh thổ; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để hợp
tác và phát triển; phấn đấu hoàn thành các mục tiêu mà Đại hội XI của Đảng đã
đề ra, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.”
Nhưng liệu khối 90 triệu người dân khốn khổ đang
lo quân Trung Cộng tràn vào nhà như “cá nằm trên thớt” có thể nào mà “đoàn kết,
nhất trí, đồng tâm hiệp lực” với một đảng đang “khúm núm” trước quân thù và
lãnh đạo thì “nhát như cáy” không dám kiên quyết và dứt khoát với giặc bành
trướng phương Bắc trong vụ giàn khoan HD-981?
Khốn nỗi, trong khi ông Trọng và Nhà nước CSVN
cứ nhai đi nhai lại mấy chữ vô nghĩa khuyên mọi người hãy “giữ vững môi trường
hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển bền vững đất nước” thì Bắc Kinh đã
sử dụng “súng đạn” và “vũ khí kinh tế” để buộc Việt Nam phải đồng ý “gác tranh
chấp để cùng khai thác” ngay trong vùng biển của Việt Nam!
Các lãnh đạo Việt Nam đã biết âm mưu của Trung
Cộng từ lâu nhưng cứ cù cưa không dứt khoát “của anh, của tôi” mà lại chịu lép
vế nhượng bộ vì đã lỡ “há miệng mắc quai” và “sập bẫy” Trung Cộng nhiều phen
rồi.
Hai trong số này là thỏa hiệp bí mật Thành Đô
(Tứ Xuyên) năm 1990 giữa phái đoàn Tổng Bí thư đảng Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng (Thủ tướng) Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng họp với Tổng Bí
thư đảng Cộng sản Trung Cộng Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng.
Chuyện “cá cắn câu” của đảng CSVN trước đó nằm
trong nội dung bức Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân
Lai năm 1958 nhìn nhận chủ quyền lãnh hải của Trung Cộng, bao gồm cả hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tiếp đến là các Hiệp định, Hiệp ước, Tuyên bố,
Nguyên tắc này kia tứ năm 1999 đến năm 2013 giữa Việt Nam-Trung Cộng đã mở
đường cho Bắc Kinh chiếm thêm đất, lấy thêm biển “rất hợp pháp” của Việt Nam.
Hãy nghe Nhà thơ Trần Đăng Khoa nói với báo Giáo
Dục hôm 13/05/2014: “Chúng ta đã tôn trọng, thực hiện đúng cam kết,
nhưng Trung Quốc luôn nói một đằng làm một nẻo. Cái bi kịch lớn nhất của nước
ta là lại phải ở bên cạnh một ông bạn nham hiểm và rất xấu tính. Ở các nước
khác trên thế giới, trong đó hầu hết là các nước tư bản, họ sống với nhau rất
êm đềm, hòa thuận. Tôi đi từ Pháp sang Đức, từ Pháp sang Bỉ, hay từ Anh sang
các nước khác, không thấy có biên giới, không thấy hải quan. Cứ đi thẳng một
lèo. Khi nhìn lên biển chỉ đường, thấy dòng chữ khác, mới hay mình đã sang nước
khác rồi.
Ngay cả kẻ thù của chúng ta xưa như Pháp và Mỹ,
mặc dù rất tàn bạo, nhưng họ không chiếm của ta một mét đất nào. Còn ta với
Trung Quốc thì sao? Mang danh anh em “môi hở răng lạnh”, luôn nêu cao 16 chữ
vàng, nhưng họ lấn của ta từng gốc cây ngọn cỏ. Họ nắn cả dòng chảy của sông
suối để nước xói mòn sang phía ta. Đây là trò rất trẻ con và bẩn thỉu.
Ấy thế rồi cứ như tằm nhấm lá dâu, cả một vùng
đất đai cương giới của ta nằm gọn trong túi họ. Xin đơn cử: Cửa Ải Nam quan,
cột cây số không, nơi Nguyễn Trãi chia tay cha là Nguyễn Phi Khanh, giờ đã nằm
sâu trong đất Trung Quốc đến hàng chục cây số.
Thác Bản Giốc vốn từ bao đời là danh thắng của
chúng ta, giờ Trung Quốc đã chiếm một nửa rồi. Rồi Hoàng Sa là của chúng ta,
Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép từ mấy chục năm nay.
Và bây giờ, Trung Quốc lại đưa giàn khoan khủng,
được xem như lãnh thổ di động của Trung Quốc được tàu chiến bảo vệ lấn sâu vào
thềm lục địa của ta, rồi ngang nhiên tấn công các tầu thuyền chức năng của ta,
vu vạ ta gây hấn với họ. Đó là một hành động ngang ngược và bẩn thỉu nhất. Đúng
là một kẻ “vừa ăn cướp vừa la làng”.
Nhà Thơ nổi tiếng Trần Đăng Khoa, có lẽ là người
ít nói về chuyện “thế sự nhạy cảm” mà còn trăn trở, nhức nhối như thế thì tại
sao cả Ban Chấp hành Trung ương đảng và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là những
người “cầm cân nẩy mực” cho cả nước noi theo mà không dám “đụng đến chân lông”
Tập Cận Bình trong vụ gian khoan HD-981 thì có còn ra “thể thống” gì nữa không?
Hay là các ông bà sợ “cởi trói” cho dân để họ
được quyền tự do biểu tình chống xâm lăng Trung Cộng khi nào họ muốn chứ không
cần phải đợi có “đèn xanh” của đảng cho phép mới làm thì dân sẽ quay ra “lật
nhào” các ông bà xuống hố?
Nhưng nếu sợ rơi xuống hố và sợ mất quyền lợi
của mỗi cá nhân mà phải giữ đảng bằng mọi giá, dù phải nô lệ Trung Cộng, thì Tổ
quốc không còn là của người Cộng sản nữa. -/-
(05/014)
No comments:
Post a Comment