Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Tuesday 13 May 2014

Bên trong giàn khoan HD-981 của Trung Quốc


csVN Bow-Down To csTQ OR Fight for the Country...

communist Vietnam wiling to STAND-UP and fight for Country OR SILENCE and let EVIL communist China do what they please in any where of Vietnam...
This is the time that communist Vietnam Regime draw the line with EVIL csTQ
The people will determine the communist Vietnam Regime respective to the Nation
This could be SHORT live for communist Vietnam Regime
We Are Vietnamese
We Willing to sacrifice for our Country
We ALL STAND-UP and FIGHT for our Country
EVIL China HAND-OFF Vietnam



Date: Sun, 11 May 2014 16:08:49 -0700
From: sangthai42
Subject: Chiến đấu cơ Trung Quốc xâm phạm không phận Việt Nam



Mất nước thật rồi ! Cũng vì cái Lủ bán nước hại dân Cộng sản Việt Nam ! Mình tự hỏi bọn đầu gấu đó có phải là người Việt Nam không ? Nếu đã là người VN thì tại sao lại tự nguyện dâng đất nước cho kẽ thù truyền kiếp của nước Việt mình?
 Như vậy chúng không phải là người Việt thế thì tại sao tuổi trẽ Việt Nam lại làm ngơ trước một lủ ngoại lai cai trị mình ! Thật nhục nhã cho thanh niên Việt Nam và cái mà được gọi là "Quân Đội Nhân Dân Việt Nam" !
Nhìn bà Trưng Triệu bọn bây nghĩ như thế nào ?
Tam Bui


.Bên trong giàn khoan HD-981 ca Trung Quc.

Biu tình ln nht Hà Ni sau ...

Giàn khoan HD-981 mà Trung Quốc hạ đặt phi pháp trong vùng biển Việt Nam được xem như một hàng không mẫu hạm trong ngành khai thác dầu khí của nước này.


alt 
Giàn khoan Hải Dương-981 (HD-981) thuộc sở hữu của Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC), doanh nghiệp lớn nhất nước này trong lĩnh vực khai thác dầu khí. HD-981 được bàn giao cho CNOOC vào năm 2011, sau hơn 3 năm thi công với tổng kinh phí gần một tỷ USD. Ảnh: offshore energy today

alt 
Đây là giàn khoan bán chìm thuộc thế hệ thứ sáu, dài 114 m, rộng 89 m, cao 117 m và nặng 31.000 tấn, có bãi đỗ cho trực thăng. Kích cỡ của nó tương đương với một sân bóng đá. Ảnh:Xinhua

alt 
HD-981 đi vào hoạt động trên Biển Đông từ đầu tháng 5/2012, được xem là "một bước tiến đáng kể" trong ngành công nghiệp khai thác dầu khí biển của Trung Quốc. Trong hình là thủy thủ đoàn đang chứng kiến mũi khoan đầu tiên xuống biển của HD-981. Ảnh: Xinhua 

alt 
Giàn bắt đầu khoan ở vùng biển cách Hong Kong 320 km về phía đông nam, ở độ sâu 1.500 m. Độ sâu hoạt động tối đa của nó là 3.000 m và độ khoan sâu tối đa là 10.000 m. Ảnh: Xinhua 

alt 
HD-981 được trang bị 8 máy phát điện 44.000 kilowatt, động cơ đẩy với sức mạnh mỗi động cơ tương đương 5 đầu máy xe lửa. Các động cơ đẩy sẽ chống lại tác động từ gió, sóng và dòng chảy của đại dương. Trong hình là một lối đi ở đáy giàn khoan. Ảnh: Xinhua 

alt 
Phòng điều khiển trung tâm ở bên trong HD-981. Ảnh: Xinhua 

alt 
Các đầu bếp chuẩn bị bữa ăn cho thủy thủ đoàn của HD-981. Ảnh: Xinhua

alt 
Phòng ăn trên giàn khoan. Ảnh: Xinhua

alt 
Hành lang khu phòng ngủ của thủy thủ. HD-981 có 160 thủy thủ. Ảnh:Xinhua

alt 
Là nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất thế giới, Trung Quốc cũng là nhà tiêu thụ năng lượng lớn nhất toàn cầu. Việc xây dựng HD-981 là một bước đi tốn kém để CNOOC thực hiện tham vọng khai thác dầu khí tại các vùng dồi dào mà không phải phụ thuộc vào các công ty cung cấp dàn khoan của phương Tây. Ảnh: China News

alt 
Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá giàn khoan này thực chất còn là một bước đi được tính toán kỹ lưỡng của Bắc Kinh. Nó được sử dụng như một lãnh thổ di dộng nhằm phục vụ cho mục đích bành trướng chủ quyền của Trung Quốc. Việt Nam đã kịch liệt phản đối việc NOOC đưa HD-981 đến tác nghiệp từ ngày 2/5 đến 15/8 tại vị trí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Việt Nam ưu tiên sử dụng giải quyết căng thẳng một cách hòa bình để đối phó với sự xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc. Ảnh: Xinhua


.Trung Quốc huy động máy bay tiêm kích bảo vệ giàn khoan trái phép.

Từ căn cứ trung tâm, máy bay tiêm kích của Trung Quốc bay vào không phận Việt Nam, phía trên các tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư đang làm nhiệm vụ thực thi luật pháp trên biển.
Chiều 11/5, Phó tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam Ngô Ngọc Thu cho VnExpress biết, tình hình ở khu vực Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương - 981 trái phép vẫn rất căng thẳng. Nếu như trong hai ngày qua, phạm vi cấm tất cả các loại tàu bè hoạt động quanh giàn khoan mở rộng đến khoảng 10 hải lý (trên 18,5 km), thì hôm nay Trung Quốc tăng cường thêm máy bay tiêm kích bảo vệ, hạ thấp độ cao.
Theo ông Thu, từ khi xâm phạm thềm lục địa của Việt Nam, Trung Quốc vẫn sử dụng nhiều tốp máy bay nhưng bay ở độ cao. Riêng hôm nay, tốp máy bay tiêm kích hạ thấp độ cao, tiếp cận gần với tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư của Việt Nam, chỉ cách 800-1.000 m. "Cảnh sát biển chưa đọc được số hiệu của máy bay tiêm kích, mới đọc được số hiệu máy bay trinh sát cánh bằng là 9401 khi nó lượn trên không khu vực tàu CSB 8003 của ta", ông Thu cho hay.

TQ-tan-cong-VN-2497-1399808281.jpg
Tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam. Ảnh: Bộ Ngoại giao cung cấp.
Phó tư lệnh Cảnh sát biển thông tin, về cơ bản, Trung Quốc vẫn duy trì lực lượng bảo vệ giàn khoan như hôm qua, tức là khoảng 79 tàu các loại thuộc 6 lực lượng, trong đó có 3 tàu quân sự gồm tàu hộ vệ tên lửa 534 và hai tàu tuần tiễu tấn công nhanh 752, 753.

Các tàu Trung Quốc vẫn chủ động chặn mũi, chặn hướng, dùng vòi rồng công suất lớn tấn công... để ngăn cản tàu Cảnh sát biển và tàu Kiểm ngư của Việt Nam, không cho tiến lại gần giàn khoan. Trong khi đó, các lực lượng chấp pháp của Việt Nam vẫn kiên nhẫn dùng loa tuyên truyền, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương - 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam.
Cũng trong ngày hôm nay, tại phiên họp toàn thể của Hội nghị Cấp cao ASEAN diễn ra tại Myanmar, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lần đầu tiên chính thức lên tiếng về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép vào vùng biển Việt Nam. "Hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông - mối quan tâm chung của ASEAN, của khu vực và thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói.

Thủ tướng thông báo rằng, Việt Nam đã hết sức kiềm chế, bày tỏ mọi thiện chí, sử dụng mọi kênh đối thoại, giao thiệp với các cấp khác nhau của Trung Quốc để phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan và các tàu vũ trang, tàu quân sự ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay Trung Quốc không những không đáp ứng yêu cầu chính đáng của Việt Nam mà còn tiếp tục gia tăng các hành động vi phạm ngày càng nguy hiểm và nghiêm trọng hơn.
Thủ tướng đề nghị ASEAN khẳng định lại mạnh mẽ các nguyên tắc đã được nêu tại Tuyên bố 6 điểm về Biển Đông, đồng thời yêu cầu Trung Quốc tuân thủ Luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, đặc biệt tôn trọng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia ven biển... và đưa các nội dung về vấn đề Biển Đông vào Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị Cấp cao ASEAN lần này.
Trước đó, 5h22 sáng 1/5, các tàu kiểm ngư của Việt Nam phát hiện giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc cùng 3 tàu dịch vụ di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam xuống phía nam nhằm hạ đặt khoan thăm dò Hải Dương - 981 trong vùng thềm lục địa của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý. Hơn 70 tàu các loại trong đó có cả tàu hộ vệ tên lửa và máy bay tuần tiễu của Trung Quốc bảo vệ giàn khoan.
Phía Việt Nam đã sử dụng lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi phạm vi chủ quyền của Việt Nam. Ít nhất 9 người trong lực lượng kiểm ngư của Việt Nam đã bị thương trong các cuộc đụng độ, tấn công của lực lượng Trung Quốc.
Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phản đối quyết liệt, mạnh mẽ. Các nước Mỹ, Nhật, ASEAN bày tỏ sự quan tâm đặc biệt, yêu cầu các bên không sử dụng vũ lực.
Hoàng Thùy
----------------

15:21 GMT - chủ nhật, 115/2014 Tin chính - BBC Vietnamese  <--- Bấm vào đây để xem đầy đủ
 NQB                                bbc.co.uk/vietnamese. [Có thể không truy cập được từ Việt Nam]
(Bấm vào tựa đề trên đây để xem đầy đủ)
alt
Các cuộc biểu tình phản đối giàn khoan HD-981 diễn ra ở ba miền của Việt Nam.
Vụ giàn khoan HD-981 triển khai ở khu vực Hoàng Sa và các cuộc biểu tình tự phát của người dân Việt Nam ở ba miền phản đối Trung Quốc đang đặt lãnh đạo Việt Nam trước một lựa chọn mới về đối sách với Bắc Kinh, theo ý kiến của nhà quan sát quốc tế.

Lần đầu tiên trong nhiều năm trở lại, dường như đã có sự 'phối hợp' giữa chính quyền và nhân dân trong một hành động chung được phối hợp nhằm phản đối các hành động mà Việt Nam cáo buộc là Trung Quốc 'gây hấn' và 'bành trướng', 'xâm lăng', theo nhận định của nhà nghiên cứu Jonathan London từ Đại học Thành thị Hong Kong.

Hôm 11/5/2014, Tiến sỹ London nói với BBC: "Đây là thời điểm lớn mà lãnh đạo Việt Nam phải xem lại chính sách của mình đối với Trung Quốc, nhất là khi Bắc Kinh có thể sẽ lặp đi lặp lại lối ứng xử sử dụng sức mạnh, đe dọa sử dụng sức mạnh và lấy sức mạnh đặt điều kiện quan hệ.
"Nếu Trung Quốc không thay đổi chính sách này mà lại ngày một lấn tới, thì tôi nghĩ, lãnh đạo Việt Nam khó mà có thể tiếp tục quá mềm dẻo mà sẽ phải xem lại chính sách một cách dứt khoát hơn."
Theo nhà nghiên cứu, Trung Quốc đã bộc lộ rõ 'tham vọng' và ý đồ của mình.
Ông London nói: "Nếu như tại Diễn đàn Shangri-La ở khu vực tại Singapore hai năm trước, Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng đề cao và nhấn mạnh tới một 'lòng tin chiến lược'.
"Thì qua các diễn biến và động thái của Trung Quốc ở Biển Đông, Biển Hoa Đông mà nay là vụ giàn khoan HD-981, người ta càng thấy rõ dường như Trung Quốc đang tiến hành một sách lược khác, đó là sự 'bất trắc chiến lược'."

Biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam
Nhiều người dân Việt Nam được phép 'công khai biểu tình' chống Trung Quốc
"Vụ giàn khoan là một thử nghiệm chiến lược bất trắc này và chưa biết bao giờ Trung Quốc sẽ rút giàn khoan này ra. Hiện nay, không ai có thể trả lời rõ ràng về thời điểm nào Bắc Kinh sẽ rút giàn khoan này,
"Tôi cũng lưu ý rằng sử dụng dân như một công cụ theo lối khi nào cần thì cho phép người ta biểu tình, bật đèn xanh, nhưng khi không cần thì lại đàn áp người ta là không nhất quán, không ổn" TS. Jonathan London
"Hay là sẽ rút từ chỗ này, đưa sang chỗ khác và gây tranh chấp, xung đột tương tự, hoặc rút đi, rồi lại trở lại, không ai có thể trả lời rõ được."
Về các cuộc biểu tình tự phát phản đối giàn khoan Trung Quốc của người dân hôm Chủ Nhật ở cả ba miền của Việt Nam, ông Jonathan London bình luận.
"Chính quyền Việt Nam đang cần một khối đoàn kết và hậu thuẫn của người dân để làm áp lực với Trung Quốc.
"Thế nhưng tôi cũng lưu ý rằng sử dụng dân như một công cụ theo lối khi nào cần thì cho phép người ta biểu tình, bật đèn xanh, nhưng khi không cần thì lại đàn áp người ta là không nhất quán, không ổn.
"Nếu Việt Nam muốn đối phó với thách thức, mà là thách thức lâu dài, thì nhà nước phải tìm một phương cách mới, và phương cách ấy không có cách nào khác là phải dựa vào dân."

'Từ bỏ tư duy cũ'

Thượng đỉnh Asean
Thủ tướng Việt Nam kêu gọi Asean ủng hộ, nhưng Asean chỉ bày tỏ quan ngại
Nhà nghiên cứu cho rằng Việt Nam cần phải xem lại chính sách của mình, nhất là trong đối phó với Trung Quốc, trong bối cảnh Trung Quốc ngày một có xu thế 'lấn lướt', 'hung hăng' và 'khó lường' hơn trong khu vực.
"Việt Nam phải độc lập hơn với Trung Quốc, mà muốn có quan hệ hiệu quả, phải từ bỏ tư duy anh là nước lớn, nước mạnh, tôi là nước nhỏ, nước yếu, đã quan hệ thì phải bình đẳng.
"Việt Nam hiện theo chính sách nhiều bạn, nhưng lại chưa có bạn thân, bạn thân là Trung Quốc thì như thế là không được rồi.
"Bạn Nga thì để mua vũ khí, bạn Mỹ để tiếp cận thị trường, bạn Asean thì nói nhiều, làm ít."
"Theo tôi Việt Nam hiện theo chính sách nhiều bạn, nhưng lại chưa có bạn thân, bạn thân là Trung Quốc thì như thế là không được rồi. Bạn Nga thì để mua vũ khí, bạn Mỹ để tiếp cận thị trường, bạn Asean thì nói nhiều, làm ít"        TS. Jonathan London
Theo nhà quan sát này, khối Asean là một khối còn chứa đựng nhiều khác biệt giữa các thành viên với nhau.
"Asean không phải là một tổ chức hứa hẹn đối với Việt Nam, vì Asean không đồng nhất, lại cũng chịu nhiều ảnh hưởng của Trung Quốc, trong đó Campuchia dường như chịu nhiều ảnh hưởng hơn từ Bắc Kinh.
"Tuy nhiên, nếu có được một số tiếng nói ủng hộ của các quốc gia trong khu vực như là Indonesia hay Singapore, cũng sẽ là điều quan trọng đối với Việt Nam."

'Vẫn sợ dân nổi loạn?'

Biểu tình chống Trung Quốc
Chính quyền có thể vẫn sợ người dân biểu tình quay sang phản đối chính phủ.
Cũng hôm thứ Bảy, một nhà nghiên cứu quốc tế khác, Giáo sư Carl Thayer từ Úc, đưa ra bình luận về các diễn biến xung quanh vụ giàn khoan HD-981 và các cuộc xuống đường của người dân.
"Từ trước, chính quyền có những quan ngại các vụ biểu tình xuống đường của người dân có thể kết nối các nội dung khác nhau, tức là có thể từ tinh thần dân tộc kết nối sang các đòi hỏi, yêu sách cải tổ, thậm chí chống chính phủ.

"Thế nhưng việc Việt Nam gửi tàu ra đối đầu với Trung Quốc ở khu vực giàn khoan và cho phép truyền thông công khai lên tiếng về vụ việc cho thấy đã có sự thay đổi.
"Nhiều cuộc mít-tinh, biểu tình ủng hộ chính phủ đã được tổ chức, cũng là cách để đảm bảo cho các cuộc phản đối chính phủ không thể diễn ra tại thời điểm này."
Hội nghị Trung ương 9
Giàn khoan HD-981 phủ bóng đen lên Hội nghị TƯ9 của Đảng, theo nhà quan sát.
Trước câu hỏi vì sao lãnh đạo cao cấp của Việt Nam có vẻ chưa sẵn sàng trực tiếp lên tiếng với Trung Quốc và trước người dân để bày tỏ thái độ về vụ việc, nhà nghiên cứu nói:
"Hội nghị Trung ương 9 của Đảng Cộng sản đang diễn ra và đúng là vụ việc đã che phủ bóng tối lên nghị trình của Hội nghị, có thể nói là một chủ đề không được lên kế hoạch từ trước để bàn thảo.

"Thế nhưng các lãnh đạo vẫn còn gần một tháng để bàn bạc các phương án ứng phó, và Việt Nam đang cân nhắc việc cử đặc sứ qua Trung Quốc để đàm phán.
"Trong lúc chờ đợi, lãnh đạo phải im lặng, vì họ không muốn sử dụng lời lẽ với lập trường cứng rắn quá, mà lại ở cấp cao nhất, nên sau này sẽ khó ăn khó nói hơn với lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc.

"Nhưng Việt Nam đưa các lực lượng và đặc biệt là các cuộc biểu tình của người dân có một vai trò nhất định, có thể nói là thách thức, đương đầu như vậy là đúng đắn, nếu không muốn tiếp tục bị Trung Quốc ép."

Theo Giáo sư Thayer vì việc đưa giàn khoan vào khu vực tranh chấp ở Hoàng Sa là một phép thử của Trung Quốc với các quốc gia trong khu vực và cả với các đối thủ cường quốc của Trung Quốc, nên khi nào mục đích này đạt được xong, Trung Quốc sẽ có thể thay đổi.

Ông nói: "Động thái này như được phỏng đoán là để đối đầu lại với chuyến đi của ông Obama tới bốn nước ở châu Á, và Trung Quốc đã lựa chọn một quốc gia không là đồng minh của Mỹ là Việt Nam để thử thái độ của Mỹ. GS Carl Thayer

Lãnh đạo Nga và Việt Nam
Vụ giàn khoan cũng là động thái thử thách quan hệ Việt - Nga, theo chuyên gia.
"Do Việt Nam không là đồng minh của Mỹ như trường hợp của Nhật Bản và Philippines, người Mỹ chỉ có thể bày tỏ sự quan ngại và phát biểu rằng đây là hành động có tính 'khiêu khích' của Trung Quốc, mà khó có thể làm được gì hơn."

Riêng đối với Nga, nhà nghiên cứu cho rằng quan hệ Nga - Việt cũng bị đặt trong một thách thức, ông nói:
"Ngay vào thời điểm này mà diễn ra diễn tập chung về hải quân Nga - Trung, thì cũng là một toan tính của Trung Quốc.

"Bởi vì Trung Quốc có thể biết rằng, sau các diễn biến ở Ukraine, ông Putin sẽ muốn làm bất cứ điều gì để đối đầu lại với Mỹ và Nato.
"Do đó, Nga có thể sẽ vẫn tiến hành cuộc diễn tập, mặc dù Nga biết rằng Việt Nam đã mua của Nga tới 6 tàu ngầm Kilo."

Giáo sư Carl Thayer cũng cho rằng Việt Nam hiện đang ở trong một thế ứng xử khá khó khăn.
Ông nói: "Việt Nam không có nhiều lựa chọn lắm, Trung Quốc thì luôn luôn nghi ngờ Việt Nam.
"Việt Nam cũng đang tìm cách cân đối lại, đối trọng lại với Trung Quốc bằng việc tăng quan hệ với Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản..."
"Thế nhưng như vụ việc HD-981 đang diễn ra, chúng ta thấy rằng Việt Nam đang chật vật trong chính sách đối ngoại và hợp tác quốc tế của mình," nhà nghiên cứu nói với BBC từ Úc.
----------------

12:50 GMT - chủ nhật, 115/2014 Tin chính - BBC Vietnamese  <--- Bấm vào đây để xem đầy đủ
 NQB                                bbc.co.uk/vietnamese. [Có thể không truy cập được từ Việt Nam]

Mối nguy TQ và cơ hội cho VN ‎- 10 hours ago
(Bấm vào tựa đề trên đây để xem đầy đủ)

Võ Thị Hảo - Gửi cho BBC Tiếng Việt từ Berlin
alt
Hôm 11/5 là ngày Chủ nhật Đỏ Việt Nam.
Ba miền biểu tình. Nhiều nơi ở hải ngoại biểu tình. Được nhà nước “bật đèn xanh” chứ tạm thời chưa thấy đàn áp

Trước đây những nhân sĩ trí thức, bloger, người xuống đường bày tỏ ý chí phản đối Trung quốc xâm lược đã bị nhà cầm quyền cho công an, thậm chi những kẻ đội lốt côn đồ- đến ngăn cấm, đe dọa, hành hung, đạp vào mặt, léo lê trên đường, vu khống là phản động, o ép cắt đứt kế sinh nhai của họ, thậm chí bỏ tù nhiều người bằng cách viện dẫn những điều luật trái Hiến pháp. Nay chính quyền lại ngầm “bật đèn xanh” cho báo chí đưa tin về tàu chiến Trung Quốc xâm lược, và đặc biệt, cho những cuộc biểu tình rầm rộ hàng vạn người ở nhiều tỉnh thành trong nước.
Động cơ nào chi phối sự thay đổi này?

 Nhiều người đặt câu hỏi: có thành thật không, hay đó là màn chót của một “vở diễn bảo vệ chủ quyền” để xoa dịu lòng người dân yêu nước, khi lâu nay sự đớn hèn của một số người cẩm quyền đã “mở cửa hang cừu” cho “con sói” đặt vào từng chân một mà cấm dư luận phản đối hoặc chỉ phản đối một cách chiếu lệ để con sói có đủ thời cơ khoét sâu ngách hang kiên cố của nó trong ổ cừu. 

Khi tàu chiến Trung Quốc cùng giàn khoan khổng lồ đã chốt chặt ở Biển Đông, thì con sói giơ chiếc chân thứ 4 vấy máu lên từ trong ổ cừu và nói rằng bữa tiệc cừu đã xong.
Nếu thực sự bữa tiệc cừu đã xong, thì việc dân biểu tình hoặc báo chí được phép đưa tin bây giờ(còn ngày mai và sau nữa thì có thể sẽ lại bị cấm như trước đây), chỉ là màn chót ve vuốt, chỉ là để xì bớt hơi quả bóng quá căng đầy phẫn nộ của người dân khỏi phát nổ mà đe dọa đến địa vị và quyền lợi riêng của họ - điều mà có nhiều lý do để nghi ngờ rằng họ lo sợ hơn là họa mất nước?!

"Cơ sở nào để người dân tin rằng việc làm của nhà cầm quyền là thành thật? Là sẽ không có những cuộc tráo trở về sau?"
Và sau khi quả bóng xì bớt hơi, sói trong hang cừu yên ổn, tiếp tục xơi những chú cừu khác. Những người xuống đường trong Ngày Chủ nhật Đỏ được “bật đèn xanh” hẳn là yên ổn. Nhưng số phận những người biểu tình sau này sẽ ra sao ?
Cơ sở nào để người dân tin rằng việc làm của nhà cầm quyền là thành thật? Là sẽ không có những cuộc tráo trở về sau? Cần phải theo dõi và giám sát. Vấn đề là hành động chứ không phải là lời nói

Dẫu sao, ngày Chủ nhật Đỏ cũng bộc lộ được sự nồng nhiệt của người Việt Nam trước nguyện vọng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Nhưng người dân cũng đừng quên điều cốt tử: người dân chỉ thực sự có chủ quyền trên đất nước của mình khi vấn đề đó phải gắn chặt với một thể chế minh bạch, có dân chủ, tự do, thiết lập khoa học quản trị vận hành quốc gia tốt. Nếu không, chúng ta sẽ vẫn mãi lê bước lưu vong trên chính đất Mẹ của mình như xưa nay mà thôi.

Tại sao Trung Quốc xâm lược?

Câu hỏi này có vẻ quá dễ trả lời. Thì vì bành trướng bá quyền chứ sao.
alt

Tiếc rằng không chỉ đơn giản như vậy. Một trong những nguyên nhân để Trung Quốc ngày nay luôn muốn xâm lược và có thể xâm lược được Việt Nam là do nhà cầm quyền không đủ, thậm chí đã tự tước bỏ sức mạnh nội tại. Đó mới là điều quan trọng nhất để bảo vệ chủ quyền.
Nhà cầm quyền Việt Nam thực ra cũng đã thử nhiều cách, trong đó hy vọng tựa vào bộ xương mủn nát ý thức hệ cộng sản mác xít và ý thức hệ, thể chế xã hội chủ nghĩa để mong con rắn cùng phe ta thì không xâm hại. Nhà cầm quyền cũng đã cạn mỹ từ và những lời đong đưa để ve vuốt con rắn. Nhưng kết quả thì thảm hại.

Nhà cầm quyền Việt Nam đã tự tước đoạt thứ vũ khí cơ bản nhất để con rắn không nuốt nổi: sức mạnh nội tại của lòng dân, chỉ có thể có được khi có một thể chế dân chủ và minh bạch, và một liên minh thực sự, chân thành, toàn diện với những nước phát triển, tự trọng và có tiềm lực trên thế giới.

Thời cơ thoát vòng nô lệ

Xét về sức mạnh quân sự, chính trị và ngoại giao hiện thời, Việt Nam không thể khởi động một cuộc chiến tranh vì sẽ trăm phần trăm là thất bại nếu áp dụng phương pháp chiến tranh truyền thống. Việt Nam cũng không thể thêm một lần dại dột đem xương máu của người dân Việt làm đấu trường cho những mục đích quyền lợi của các tay siêu cường tham lam. Không thể buộc dân mình thêm những lần chết để nếu sống, thì lại phải lưu vong khốn khổ trên đất nước mình nếu kết cục vẫn chỉ là một chính thể độc tài và lạc hậu.

Hãy biến ngay nguy cơ, hiểm họa hiện nay thành thời cơ đắc lợi.
Hãy đảo ngược tình thế bằng những biện pháp mà các chuyên gia chính trị và hầu hết mọi người đều nhìn thấy: hãy dùng mọi hành động, biện pháp và sự chân thành tối thiểu đạt chuẩn văn minh để thiết lập ngay một khối liên minh toàn diện, đặc biệt là về quân sự với Mỹ, khối Nato và khối EU để nhân lên gấp trăm ngàn lần sức mạnh quân sự và chính trị của Việt Nam. Khi đó Việt Nam sẽ thoát khỏi phận con ếch èo uột, trở thành con cua mà con rắn không thể nuốt trôi.
Và mọi người đều biết rằng, muốn làm được điều đó, cốt tử là phải cải cách thể chế chính trị này một cách toàn diện.

Hãy gắn cuộc biểu tình Đỏ này với những kiến nghị cấp bách, không khoan nhượng đối với chính quyền về dân chủ, tự do, nhân quyền và cải cách triệt để thể chế.
Bài viết nêu quan điểm riêng của một nhà văn sống ở Hà Nội, được viết khi đang thăm Berlin, Đức.




No comments:

Post a Comment

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List