Manila ủng hộ
Bắc Kinh ứng cử vào Tòa Án Công Lý Quốc tế
Ngày
11/11/2020, Tòa Án Công Lý Quốc Tế (International Court of Justice / Cour
de Justice Internationale) sẽ bầu...
Manila ủng hộ Bắc Kinh
ứng cử vào Tòa Án Công Lý Quốc tế
Đăng ngày: 09/11/2020 - 14:13
Ảnh minh họa : Cảnh một phiên họp của Tòa án Quốc tế ICJ tại
La Haye, Hà Lan, năm 2019.UN Photo/CIJ-ICJ/Frank van Beek. Avec
l'aimable autor
Trọng Nghĩa
3
phút
Ngày 11/11/2020, Tòa Án Công Lý Quốc Tế (International
Court of Justice / Cour de Justice Internationale) sẽ bầu lại các thẩm phán cho
nhiệm kỳ bắt đầu vào năm tới 2021. Trong môt thông điệp được công bố ngày
08/11, ngoại trưởng Philippines đã chỉ thị cho phái bộ nước này tại Liên Hiệp
Quốc bỏ phiếu cho ứng viên Trung Quốc vào một trong 5 ghế trống tại Tòa Án.
Trong một
tin nhắn Twitter, ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin nói rõ “Các vị được
yêu cầu bỏ lá phiếu của Philippines cho ứng viên Trung Quốc ở Tòa Án Công Lý Quốc
Tế (ICJ). Đó là chỉ dẫn duy nhất”.
Trong lần
bầu cử này, có tổng cộng 8 ứng viên tranh 5 ghế thẩm phán được bỏ trống, trong
số này có 4 thẩm phán tái tranh cử vì sẽ mãn nhiệm vào ngày 5/2/2021. Ứng viên
Trung Quốc bà Tiết Hãn Cầu, hiện là phó chánh án ICJ, nằm trong số 4 người đó.
Theo ghi
nhận của hãng tin Anh Reuters, một tài liệu của Liên Hiệp Quốc ngày 29/06 cho
thấy Philippines đã chọn ủng hộ một ứng viên khác là thẩm phán Nhật Bản Yuji
Iwasawa thay vì bà Tiết Hãn Cầu. Về vấn đề này, bộ Ngoại Giao Philippines cho
biết nước này có thể ủng hộ nhiều hơn một ứng viên vì có đến 5 vị trí trống.
Những ứng
viên còn lại bao gồm Julia Sebutinde (Uganda), Yuji Iwasawa (Japan), Peter
Tomka (Slovakia), Taoheed Olufemi Elias (Nigeria), Emmanuel Ugirashebuja (Rwanda),
Maja Seršić (Croatia), và Georg Nolte (Đức).
Kể từ khi
lên nắm quyền vào năm 2016, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã thiên hẳn
về phía Trung Quốc và đã nhiều lần ủng hộ ứng viên của Bắc Kinh trong các định
chế quốc tế, sắn sàng phớt lờ ứng viên của các đồng minh ASEAN.
Tháng Ba vừa
qua, Manila đã ủng hộ ứng viên Trung Quốc vào chức tổng giám đốc Tổ Chức Sở Hữu
Trí Tuệ Thế Giới (WIPO), thay vì bầu cho một ứng viên Singapore. Hành động này
đã khiến ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan phải công khai lên tiếng
bày tỏ thái độ bất bình.
Tòa Án
Công Lý Quốc Tế, còn được gọi là Tòa Án Thế Giới, là định chế tư pháp cao nhất
của Liên Hợp Quốc về giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia. Tòa gồm 15 thẩm
phán được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc và Hội Đồng Bảo An bầu ra với nhiệm kỳ 9
năm. Các thẩm phán được phép tái tranh cử.
Đăng nhập
Facebook | Facebook
Hãy
đăng nhập Facebook để bắt đầu chia sẻ và kết nối với bạn bè, gia đình và
những người bạn biết.
Biển
Đông : Canada kêu gọi NATO theo dõi các hoạt động của Trung Quốc
Đăng ngày: 09/10/2020 - 12:44
Bộ trưởng Quốc Phòng Canada Harjit Singh Sajjan (T) trao đổi
với tổng thư ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO Jens Stoltenberg, trong cuộc
họp của NATO tại Bruxelles, Bỉ, ngày 26/06/2019.AFP - JOHN
THYSThanh Hà
3
phút
Phát biểu trong khuôn khổ diễn đàn Globsec tổ chức tại
Brastialava- Slovakia trong hai ngày 07 và 08/10/2020 qua cầu truyền hình, bộ
trưởng Quốc Phòng Canada, Harjit Sajjan thúc giục Liên Minh Bắc Đại Tây Dương
(NATO) giám sát các hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông, bởi đây là những hoạt
động « đáng quan ngại » thách thức an ninh quốc tế.
Theo báo
Hindustan Times, ngày 08/10/2020, tham dự hội thảo bàn tròn Globsec, bộ trưởng
Quốc Phòng Canada một mặt lên án Bắc Kinh dùng đòn « ngoại giao con tin »,
bắt giữa hai công dân để gây áp lực với Ottawa trên hồ sơ cho dẫn độ cựu giám đốc
tài chính tập đoàn Hoa Vi của Trung Quốc bà Mạnh Vãn Châu sang Mỹ. Trả lời hãng
tin Canadian Press, bộ trưởng Sajjan nói thêm : việc bắt con tin để gây áp
lực về mặt ngoại giao không phù hợp với luật pháp quốc tế.
Mặt khác
ông Harjit Sajjan mạnh mẽ lên tiếng về vấn đề Biển Đông và cho rằng cộng đồng
quốc tế đang trông thấy rõ những « tham
vọng thực thụ » của Trung Quốc. Ottawa chủ trương NATO cần
theo dõi các hoạt động của Bắc Kinh trong vùng biển này bởi vì « công luận cần được bảo
đảm rằng đây là một quyết tâm tập thể và Liên Minh Bắc Đại Tây Dương cần đưa ra
một tín hiệu mạnh mẽ về chính sách phòng thủ và khả năng răn đe».
Các tuyên
bố trên đây của ông Harjet Sajjan được đưa ra vào lúc quan hệ giữa Canada và
Trung Quốc tiếp tục xấu đi kể từ năm 2018 sau vụ Tư Pháp Canada bắt giữ và có
thể cho dẫn độ về Mỹ bà Mạnh Vãn Châu. Không chỉ là con gái sáng lập viên tập đoàn
viễn thông hàng đầu Trung Quốc Hoa Vi, bà Mạnh còn là cựu giám đốc tài chính của
một đại tập đoàn đang trong tầm ngắm của chính quyền Trump.
Để trả đũa
Ottawa, Bắc Kinh đã bắt giữ hai công dân Canada là nhà ngoại giao Michael
Kovrig và doanh nhân Michael Spavor vì tội « làm gián điệp và cung cấp các bí mật quốc gia »
của Trung Quốc cho nước ngoài.
Đăng nhập
Facebook | Facebook
Hãy
đăng nhập Facebook để bắt đầu chia sẻ và kết nối với bạn bè, gia đình và
những người bạn biết.
Bộ Quốc Phòng Nhật thông báo Lực Lượng Phòng Vệ Biển đã
tham gia đợt tập trận chống tàu ngầm ở Biển Đông. Ngày 09/10/2020 ba chiến hạm của
Nhật gồm một tàu trực thăng vận và một tàu ngầm hiện diện trong khu vực.
Không đi
sâu vào chi tiết và không nói rõ hơn về vị trí của những chiếc tàu nói trên, bộ
Quốc Phòng Nhật Bản chỉ giải thích mục tiêu cuộc thao diễn lần này nhằm « tăng cường khả năng tác chiến».
Tuy nhiên ba tàu chiến của Lực Lượng Phòng Vệ Biển Nhật Bản sẽ dừng tại Vịnh
Cam Ranh của Việt Nam cuối tuần này để tiếp liệu.
Sự hiện diện
của tàu Nhật Bản ở Biển Đông khiến Bắc Kinh phẫn nộ. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo ngày
10/10/2020 cho rằng « các
hoạt động quân sự thường xuyên ở Biển Đông bất lợi cho an ninh và ổn định tại
khu vực. Trung Quốc mạnh mẽ chống lại việc này ».
Trung Quốc lên án Mỹ đưa tàu khu trục đến Hoàng Sa
Bắc Kinh
không chỉ phẫn nộ vì sự hiện diện quân sự của Nhật Bản tại Biển Đông. Hôm
09/10/2020 phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc yêu cầu tàu khu trục có
trang bị tên lửa dẫn đường của Mỹ USS John McCain « rời ngay ngay lập » ra khỏi vùng
biển chung quanh các đảo có tranh chấp chủ quyền thuộc Hoàng Sa. Bắc Kinh xem
đây là « những hành
vi khiêu khích ... xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực »,
và « đe dọa nghiêm trọng hòa bình và ổn định tại Biển Đông ».
Ngoại trưởng Philippines thăm Trung Quốc
Trong bối
cảnh các hoạt động quân sự dồn dập tại Biển Đông, ngoại trưởng Philippines
Teodoro Locsin, hôm 09/10/2020 đã lên đường tới Bắc Kinh, bắt đầu
chuyến công du ba ngày. Theo chương trình nghị sự ngoại trưởng Philippines đến
Trung Quốc thể theo lời mời của đồng nhiệm Vương Nghi. Hai bên tập trung vào « đối thoại đẩy mạnh hợp tác song
phương và thúc đẩy trở lại một số những cam kết liên quan đến nhiều lĩnh vực ».
Cách nay hai tuần, tổng thống Rodrigo Duterte đã thay đổi lập trường về những đòi
hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Phát biểu trong khuôn khổ khóa họp của
Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, lãnh đạo Philippines khẳng định phán quyết năm
2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye là « một phần của luật pháp quốc tế, vượt ra ngoài mọi
thỏa hiệp và ngoài tầm với của các chính phủ ».
Đăng nhập
Facebook | Facebook
Hãy
đăng nhập Facebook để bắt đầu chia sẻ và kết nối với bạn bè, gia đình và
những người bạn biết.
Tổng thống Đài Loan
kêu gọi Tập Cận Bình giảm căng thẳng quân sự
Đăng ngày: 10/10/2020 - 10:45
Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn phát biểu tại lễ Quốc
khánh, ngày 10/10/2020, trước phủ tổng thống tại Đài Bắc.REUTERS - ANN
WANG
Thùy Dương
3
phút
Hôm nay 10/10/2020 trong bài phát biểu nhân ngày Quốc
Khánh Đài Loan, tổng thống Thái Anh Văn kêu gọi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình làm giảm căng thẳng quân sự và giữ lời hứa « không tìm kiếm bá quyền » trong
bối cảnh nhiều tháng qua Bắc Kinh gia tăng điều phi cơ chiến đấu xâm nhập
không phận Đài Loan.
Tổng thống
Thái Anh Văn khẳng định Đài Bắc cam kết duy trì sự ổn định thường xuyên ở eo biển
Đài Loan nhưng bà nhấn mạnh đó không phải là điều Đài Bắc có thể gánh vác một mình
mà đó phải là trách nhiệm của cả Đài Loan và Trung Quốc. Bà Thái Anh Văn cam kết
Đài Loan « sẽ
không hành động hấp tấp » và tìm cách giảm nguy cơ xung đột
căng thẳng, tạo điều kiện « đối
thoại hòa bình » với hy vọng Bắc Kinh có thiện chí.
Tổng thống
Đài Loan cho rằng bài phát biểu gần đây của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại
Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc mang lại cho người Đài Loan một số hy vọng, khi ông
Tập đã phát biểu rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ tìm kiếm bá quyền, bành trướng
hoặc phạm vi ảnh hưởng. Hiện giờ Bắc Kinh vẫn chưa đưa ra bình luận về phát biểu
của lãnh đạo Đài Loan.
Trong thời
gian qua, quân đội Trung Quốc đã gia tăng sức ép với Đài Loan, điều máy bay chiến
đấu vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan với tần suất cao chưa từng có
và đôi khi còn vượt « đường
trung tuyến » ở eo biển Đài Loan. Theo Reuters, bộ Quốc
phòng Đài Bắc cho biết hôm qua là lần thứ 7 trong tháng và là lần thứ tư liên
tiếp trong tuần máy bay phản lực của Trung Quốc đã tiến vào vùng nhận dạng
phòng không của Đài Loan.
Còn tại Hồng
Kông, cảnh sát đặc khu hành chính hôm qua 09/10/2020 bắt giữ 9 người về tội trợ
giúp 12 nhà tranh đấu dân chủ bỏ trốn sang Đài Loan bằng tàu thủy.
Ngoại trưởng Mỹ, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ trong Bộ Tứ “Quad”
dự kiến họp tại Tokyo ngày 06/10/2020 để tìm chiến lược đối phó với Bắc Kinh,
trong bối cảnh Trung Quốc tung hoành ngang dọc, hăm dọa các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, dường như Hoa Kỳ muốn đi xa hơn, khi nêu ý tưởng thành lập một liên
minh, kiểu “NATO châu Á” mà đối tượng chính là Trung Quốc.
Ý tưởng
trên được thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Stephen E. Biegun nhắc đến tại Đối Thoại
Chiến Lược Mỹ-Ấn ngày 31/08/2020. Theo ông Biegun, “đây là điểm nên được phát triển…
cho nhiệm kỳ thứ hai của chính quyền Trump, hoặc nếu tổng thống không thắng cử,
thì trong nhiệm kỳ đầu tiên của tổng thống kế tiếp”.
Theo Guy
Taylor, trên trang Washington Times ngày 27/09, chính những phát triển quân sự
vượt bậc của Trung Quốc, cũng như chính sách đối ngoại ngày càng hung hăng của
Bắc Kinh, đã khiến các quan chức Mỹ và phương Tây tính đến việc hình thành một
kiểu “NATO châu Á” quy
tụ các cường quốc trong vùng để kìm hãm tham vọng bành trướng theo khuynh hướng
Cộng Sản của Bắc Kinh.
Tổng thư
ký NATO Jens Stol
tenberg từng lo ngại sức mạnh trỗi dậy của Trung Quốc, với
tham vọng “xuất khẩu” mô
hình Trung Hoa, “làm
thay đổi căn bản cán cân tương quan lực lượng trên thế giới” và
càng thúc đẩy NATO phải “xứng
tầm thế giới hơn”. Tuy nhiên, dường như Hoa Kỳ muốn đi trước một bước
dựa trên liên minh Bộ Tứ “Quad”
gồm Mỹ, Úc, Nhật Bản và Ấn Độ.
Thành
lập “NATO châu Á” từ Bộ Tứ “Quad”
Cả bốn nước
này đều có tranh chấp với Trung Quốc. Ngoài “cuộc chiến toàn diện” giữa Washington
và Bắc Kinh, Nhật Bản và Trung Quốc tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Senkaku/Điếu
Ngư, Ấn Độ và Trung Quốc xung đột ở biên giới trên cao nguyên Ladahk, Úc có
công dân bị Trung Quốc bắt giam và đang bị Bắc Kinh trừng phạt kinh tế vì sát
cánh với Mỹ bảo vệ tự do hàng hải. Trong khi đó, Bộ Tứ luôn ủng hộ một vùng Ấn
Độ-Thái Bình Dương “tự
do, mở, thịnh vượng” dựa trên những giá trị chung và tôn trọng
luật pháp quốc tế.
Bối cảnh
hiện tại cho thấy khả năng hình thành một kiểu liên minh mới là điều hoàn toàn
có thể, như phân tích của Michael Kugelman, trợ lý giám đốc chương trình châu Á
tại Wilson Center, với trang Washington Times : “Nhóm Quad thực sự có cơ hội ở thời
điểm này, bởi vì các nước Bộ Tứ, cũng như các nước khác trong khu vực, đều thống
nhất rằng các hoạt động của Trung Quốc không chỉ hung hăng mà ngày càng đe dọa
sự ổn định toàn cầu”. Tuy nhiên, các nước
Đông Nam Á không được nhắc đến trong dự án này, dù Quad nhiều lần bày tỏ mong
muốn làm việc với ASEAN. Lý do được ông Anil Wadhwa, một cựu đại sứ người
Ấn Độ, nhận định trên trang Financial Express, là do “ASEAN bị
chia rẽ và không có khả năng hình thành một mặt trận thống nhất”.
Ngoài ra còn phải kể đến sự phụ thuộc thương mại chặt chẽ giữa các nước ASEAN
vào Trung Quốc.
Nếu được
hình thành, “NATO châu Á”
sẽ không chỉ dừng ở việc kìm hãm đà bành trướng của Trung Quốc. Liên minh này
có thể có mục tiêu rộng hơn, với tham vọng hóa giải ảnh hưởng của Bắc Kinh qua
việc tập trung nhiều hơn vào việc phối hợp với quân đội và nền kinh tế của các
quốc gia nhỏ trong vùng, dựa trên một hệ thống giá trị được hình thành trên cơ
sở luật pháp. Và để thực hiện được mục tiêu này, vẫn theo nhà cựu ngoại
giao Ấn Độ, trong tương lai, Bộ Tứ “Quad” nên tiếp tục duy trì hợp tác với các
nước ASEAN trong nhiều lĩnh vực, như kinh tế xanh, giám sát ven biển, tăng cường
khả năng tuần tra ngoài khơi, diễn tập hàng hải, khi tượng thủy văn…
Củng cố
liên minh ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương là một trong những ưu tiên của chính quyền
tổng thống Trump. Chiến lược mới đối phó với Bắc Kinh được đưa ra đúng với thời
điểm ngoại trưởng Mike Pompeo kêu gọi thành lập “liên minh” các nền
dân chủ và các mô hình tương tự để chống đảng Cộng Sản Trung Quốc, theo nhận định
của trang Freebeacon ngày 30/09. Tuy nhiên, trang Washington Times cũng nhắc
lại ví dụ của Tổ Chức Hiệp Ước Đông Nam Á (SEATO), được hình thành thời hậu Thế
Chiến II cũng nhằm mục đích đối phó với chủ nghĩa Cộng Sản trong giai đoạn Chiến
tranh Lạnh, đã không giành được thành công như mong đợi.
Cũng để cổ
vũ cho “tầm nhìn Ấn Độ-Thái
Bình Dương tự do và mở ngày càng có vị trí quan trọng hơn trên thế giới thời hậu
Covid-19”, ngoại trưởng Nhật Bản, Toshimitsu Motegi đã đến Pháp gặp
đồng nhiệm Jean-Yves Le Drian và hội đàm trực tuyến với đồng nhiệm Đức Heiko
Maas. Pháp và Đức là hai trong số ba nước, cùng với Anh, đã gửi công hàm
phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.
Đăng nhập
Facebook | Facebook
Hãy
đăng nhập Facebook để bắt đầu chia sẻ và kết nối với bạn bè, gia đình và
những người bạn biết.
Pháp
- Đức - Nhật ủng hộ vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương "tự do và mở"
Đăng ngày: 02/10/2020 - 12:26
Tuần duyên Nhật Bản đối mặt với tàu Hải Cảnh Trung Quốc gần
quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh chụp ngày 04/02/2013. AFP
- JAPAN COAST GUARD
Thu Hằng
Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi Toshimitsu công du châu
Âu và đã hội đàm với đồng nhiệm Pháp Jean-Yves Le Drian ngày 01/10/2020. Biển
Đông và biển Hoa Đông nằm trong số các chủ đề thảo luận trong bối cảnh
Pháp, Đức và Anh (nhóm E3) đã gửi công hàm chung lên Liên Hiệp Quốc ngày 16/09
phản bác những yêu sách phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông.
Theo NHK,
trong bữa ăn tối làm việc kéo dài 3 tiếng, hai ngoại trưởng đã nhất trí cùng hợp
tác trên nhiều hồ sơ, đặc biệt là tăng cường các hợp tác song phương tại vùng Ấn
Độ-Thái Bình Dương, trong đó có việc thiết lập một "khu vực tự do và rộng mở"
dựa trên "Nhà nước pháp
quyền".
Một chủ đề
khác được hai ngoại trưởng đề cập là thúc đẩy hợp tác an ninh, trong đó có các
cuộc tập trận chung giữa Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và Quân Đội Pháp, cũng như
vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên.
Cuối cùng,
ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian và đồng nhiệm Nhật Bản cùng nhất trí phối hợp
hành động để đối phó với khủng hoảng virus corona và chuẩn bị cho thế giới thời
hậu Covid. Đây cũng là chủ đề được ngoại trưởng Nhật Bản đề cập với đồng nhiệm
Đức Heiko Maas qua cuộc họp trực tuyến ngày 01/10 từ Paris. Hình thành một vùng
Ấn Độ-Thái Bình Dương "tự
do và rộng mở" cũng là điểm được hai ngoại trưởng Nhật và Đức
nhấn mạnh.
Ông Motegi
Toshimitsu đã hủy chuyến công du Berlin, vì ngoại trưởng Đức đang phải cách ly
do tiếp xúc với một người nhiễm Covid-19.
Đăng nhập
Facebook | Facebook
Hãy
đăng nhập Facebook để bắt đầu chia sẻ và kết nối với bạn bè, gia đình và
những người bạn biết.
Việt Nam tố cáo Trung Quốc tập
trận ở Biển Đông đe dọa đàm phán COC
Đăng ngày: 02/10/2020 - 15:15
Tàu sân bay Trung Quốc Liêu Ninh và tàu hộ tống trong một
cuộc diễn tập ở Biển Đông tháng 12/2016. Ảnh minh họa.Reuters
Mai Vân
3
phút
Kể từ đầu tuần, Bắc Kinh đã bắt đầu 5 cuộc tập
trận đồng thời trên vùng biển bao quanh Trung Quốc, trong đó có hai cuộc
gần quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông. Vào hôm qua, 01/10/2020, Việt Nam
chính thức phản đối và cho rằng hành động tập trận của Bắc Kinh sẽ
gây tổn hại cho các đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc về một Bộ
Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông (COC).
Trong cuộc
họp báo thường kỳ tại Hà Nội, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu
Hằng đã lên án hành động của Trung Quốc và yêu cầu Bắc Kinh tôn trọng chủ quyền
của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa..
Đối với
phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam, các cuộc tập trận của Trung Quốc
ở Hoàng Sa không những trái với tinh thần của bản Tuyên Bố về Cách Ứng
Xử của các bên tại Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), mà còn « không có lợi cho đàm phán COC »,
tức Bộ Quy Tắc Ứng Xử về Biển Đông. Bà Lê Thị Thu Hằng
nhắc lại rằng việc khởi động lại các cuộc đàm phán về COC, sau
một thời gian dài bị đình chỉ vì dịch Covid-19, đang là ưu tiên của
khối ASEAN và Trung Quốc.
Theo hãng
tin Anh Reuters, COC là một mục tiêu mà cả ASEAN lẫn Trung Quốc đều nêu lên
từ gần hai chục năm nay, nhưng giới chuyên gia an ninh khu vực đã đặt nghi
vấn về thực tâm của Trung Quốc, cũng như rất hoài nghi về việc các bên đạt
được một thỏa thuận có tính ràng buộc về pháp lý.
Trong những
tháng gần đây, Trung Quốc đã lợi dụng tình hình các láng giềng phải lo
chống dịch Covid-19 để tăng cường sự hiện diện ở Biển Đông và liên tục tổ
chức các cuộc tập trận tại các khu vực mà họ đòi chủ quyền. Hoa Kỳ
đã cáo buộc Trung Quốc bắt nạt các nước láng giềng, trong khi Bắc Kinh nói rằng
Washington và các đồng minh phương Tây đã đe dọa an ninh khi gửi tàu hải quân
đến khu vực.
Về phần
mình, tháng 8 vừa qua, Việt Nam đã tố cáo sự hiện diện của oanh tạc cơ
Trung Quốc ở Hoàng Sa, xem đấy là điều “gây nguy hiểm cho hòa bình”.
Trong cuộc
họp báo hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã tuyên bố hoan
nghênh lập trường của Anh, Đức, Pháp, thể hiện trong công hàm gởi lên
Liên Hiệp Quốc ngày 16/09 vừa qua, bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Trung
Quốc trên Biển Đông.
Đăng nhập
Facebook | Facebook
Hãy
đăng nhập Facebook để bắt đầu chia sẻ và kết nối với bạn bè, gia đình và
những người bạn biết.
Vì sao Đức ưu tiên
Thái Bình Dương và lên tiếng về Biển Đông?
22 tháng 9 2020
Nguồn hình ảnh, NICOLAS ASFOURI/Getty Images
Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Đức Angela Merkel tham dự G20 năm 2016
Lần đầu tiên, Đức cùng Anh và Pháp bác bỏ
việc đòi 'chủ quyền lịch sử' ở Biển Đông và viện dẫn thắng lợi pháp lý của
Philippines chống lại Trung Quốc tại Tòa Trọng tài Thường trực PCA.
Hôm 16/09/2020, đại diện của Vương quốc
Anh, Cộng hòa Pháp và CH LB Đức cùng đưa lên Ban thư ký LHQ tại New York công
hàm lần đầu cùng lên tiếng rõ rệt về tự do hàng hải ở Biển Đông.
Căn cứ vào Công ước Luật Biển UNCLOS, văn
bản dạng Note Verbale của ba nước này đệ trình lên Liên Hiệp Quốc nói thẳng đến
các yêu sách chủ quyền trên biển của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Biển Nam
Trung Hoa (South China Sea).
Ba quốc gia châu Âu này đã bác bỏ yêu sách
của Trung Quốc qua ngôn ngữ ngoại giao, gián tiếp nói “không quốc gia lục địa
nào có quyền coi các quần đảo và các cấu trúc trên biển như một tổng thể để
nêu ra chủ quyền pháp lý” về vùng biển này.
Nhưng họ cũng nhắc lại phán quyết của Tòa
Trọng tài tháng 7/2016 theo yêu cầu của Manila, bác bỏ yêu sách và tuyên bố chủ
quyền (đường chín đoạn) của Bắc Kinh ở Biển Đông, và yêu cầu của Malaysia tháng
12/2019 muốn có lời giải thích về thềm lục địa ở vùng biển Đông Nam Á.
Vấn đề hai nước thuộc khối Asean nêu ra là
để khẳng định cơ sở pháp lý cho họ trong việc đối đầu với yêu sách chủ quyền
'đường chín đoạn' mà Trung Quốc nêu ra dựa vào 'quyền có từ lịch sử hàng nghìn
năm' của họ, theo cách lập luận của Bắc Kinh để đòi chủ quyền gần hết Biển
Đông.
Đức lần đầu muốn can dự vào Ấn Độ - Thái Bình Dương?
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Mỹ cáo buộc
Trung Quốc quân sự hóa trên Biển Đông
Các nước châu Âu, với Anh và Pháp là thành
viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, nhấn mạnh đến quyền tự do
hàng hải cho tàu thuyền và quyền bay qua vùng Biển Đông dành cho mọi quốc gia
trên thế giới.
Đặc biệt, sự có mặt của Đức, quốc gia trụ
cột trong Liên hiệp châu Âu, ký tên cùng công hàm gửi lên Liên Hiệp Quốc về
Biển Đông, cho thấy một thay đổi quan trọng trong ngoại giao nước này với châu
Á và Trung Quốc.
Cho tới nay, quân đội Đức chủ yếu tập
trung vào giải quyết các khủng hoảng nhân đạo ở Địa Trung Hải chứ không vươn tới
châu Á-Thái Bình Dương.
Nhưng vào tháng 9 năm nay, Bộ trưởng Ngoại
giao Đức, Heiko Maas, lần đầu công bố văn bản chính thức mang tựa đề “Đức – châu
Âu – châu Á” nhấn mạnh đến nhu cầu của Berlin muốn có mặt tại các vùng biển
xa.
Foreign Minister
Maas on the adoption of the German Government policy gu...
Auswärtiges
Amt
Foreign
Minister Heiko Maas issued the following statement on the adoption of the
German Government policy guide...
Ông Maas nói các tuyến hàng hải, thương mại
lớn của thế giới đi qua Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và cụ thể là Biển Đông phải
được bảo vệ về mặt pháp lý theo tiêu chuẩn tự do hàng hải.
Giới thiệu sự chuyển hướng của Đức, ông
Maas nói hôm 02/09/2020 ở Berlin:
“Chính trị Phương Tây còn nằm cả ở Phương
Đông. Chúng ta muốn gửi ra thông điệp rõ ràng: ưu tiên ngoại giao của Đức nằm ở
khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.”
“Vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương thực sự quan
trọng với chúng ta, không chỉ với người Đức, mà với mọi người châu Âu. Đó là lý
do chúng ta đang cộng tác với các đối tác EU, nhất là Pháp, để ra một chiến
lược chung của châu Âu về Ấn Độ - Thái Bình Dương dựa trên các nguyên tắc và
giá trị của chúng ta. Châu Âu chỉ có thể mạnh mẽ nói rõ về quyền lợi và giá trị
của mình nếu chúng ta đoàn kết.”
Văn bản dài 40 trang lần đầu chính thức nói Đức ủng hộ chiến
lược Ấn Độ- Thái Bình Dương.
Sau Pháp, nay đến Đức là quốc gia EU thứ
nhì chọn sự ủng hộ chiến lược an ninh này, vốn được Hoa Kỳ và các đồng minh chủ
chốt trong vùng như Nhật Bản, Úc nêu ra và được đối tác Ấn Độ nhiệt tình tán
thành.
Trong lịch sử, Đức từng có thuộc địa nhỏ ở
Thanh Đảo, Trung Quốc, và một số đảo ở Thái Bình Dương (quần đảo Bismarck, nay
thuộc New Guinea) nhưng bị mất sau các cuộc chiến với đại cường trong vùng và
vì thua trận ở châu Âu.
Từ sau Thế Chiến 2, ngoại giao Đức tập
trung vào châu Âu hơn là vươn ra các khu vực bên ngoài.
Giai đoạn chấm dứt Chiến tranh Lạnh là thời
kỳ Đức củng cố quá trình thống nhất hai nước Đức và quan hệ với khối Đông Âu
và vùng Baltic thuộc phe xã hội chủ nghĩa cũ, giúp các nước này hội nhập
EU.
Berlin cũng phát triển quan hệ ở vùng
Balkans, Nam Âu và Cận Đông nhằm giải quyết vấn đề di dân.
Với châu Á, trang web của Bộ Ngoại giao Đức
vừa điểm lại toàn bộ sự hiện diện văn hóa, kinh tế của Đức trong vùng, với
các sứ bộ ngoại giao, thương vụ, cơ sở dạy tiếng và truyền bá văn hóa ở Trung
Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và các nước khác.
Trên thực tế, tuy không công bố rầm rộ, Đức
đã quan tâm đến Biển Đông từ một thời gian qua.
Theo Markus Kaim viết trên trang The
Diplomat (14/01/2020), hải quân Đức đã cử một sĩ quan dự chuyến hải hành FONOP
bảo vệ tự do hàng hải của tàu Pháp ở vùng biển châu Á.
Cùng lúc, Đức là bạn hàng lớn của Trung Quốc
và xuất khẩu nhiều hàng công nghiệp sang Trung Quốc.
Vì thế, việc tiến đến một sự hiện diện
nào đó về quân sự của Đức tại Đông Nam Á sẽ còn cần nhiều thời gian.
Bắc Kinh không che
giấu quan ngại về tân bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản
Đăng ngày: 17/09/2020 - 14:14
Add caption
Ảnh tư liệu: Bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Nobuo Kishi trong một
cuộc họp báo tại Tokyo ngày 16/09/2020.REUTERS - KIM KYUNG-HOON
Trọng Nghĩa
5
phút
Nội các đầu tiên của tân thủ tướng Nhật Bản Yoshihide
Suga công bố hôm qua, 16/09/2020 nhìn chung là một sự tiếp nối của chính phủ
mãn nhiệm, với tám bộ trưởng được giữ nguyên vị trí. Tuy nhiên, một thay đổi ở
chức vụ then chốt là bộ trưởng Quốc Phòng đã rất được chú ý, đặc biệt là từ
phía Trung Quốc. Bắc Kinh đã để lộ thái độ quan ngại.
Trong tân
chính phủ của thủ tướng Yoshihide Suga, như vậy là Taro Kono, 57 tuổi từ vị trí
bộ trưởng Quốc Phòng của cựu thủ tướng Shinzo Abe, đã được chuyển sang làm bộ trưởng
Cải Cách Hành Chính, một chức vụ mà ông từng đảm nhiệm từ năm 2015 đến năm
2016. Thay thế ông Kono tại bộ Quốc Phòng là ông Nobuo Kishi, 61 tuổi, em trai
của ông Abe.
Điều được
giới quan sát đặc biệt chú ý là tân bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản lại là một
nhân vật nổi tiếng là thân Đài Loan, và không hề che giấu chính kiến của mình.
Ông Kishi
là em ruột của ông Abe, nhưng vì đã được gia đình bên ngoại của ông Abe nhận
làm con nuôi khi mới sinh, nên đã mang họ của gia đình nuôi, cùng họ với cựu thủ
tướng Nobusuke Kishi, đã lãnh đạo nước Nhật từ năm 1957 đến năm 1960. Ông
Nobusuke Kishi là thành viên sáng lập của Đảng Dân Chủ Tự Do đang cầm quyền và
đã coi việc sửa đổi Hiến Pháp là mục tiêu quan trọng của đảng.
Bộ trưởng
Quốc Phòng mới của Nhật có quan hệ rất chặt chẽ với Đài Loan. Ông đã đến thăm
Đài Bắc vào tháng vừa qua để dự tang lễ của cố tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy,
và cũng đã có buổi tiếp kiến với tổng thống Đài Loan đương nhiệm Thái Anh
Văn.
Theo nhật
báo Mỹ Washington Examiner ngày 16/09, trả lời báo chí Đài Loan vào năm 2016,
ông Kishi từng nói rõ rằng “Đài
Loan cùng chia sẻ các giá trị chung với Nhật Bản, duy trì các quan hệ kinh tế
và cá nhân chặt chẽ, và là một người bạn quan trọng của nước Nhật”.
Ông Kishi nói tiếp: “Vào
lúc chúng ta tăng cường quan hệ 3 bên, Nhật Bản, Mỹ và Đài Loan, Nhật Bản cũng
hy vọng quan hệ hai bên eo biển Đài Loan phát triển ổn định”.
Trung
Quốc thể hiện thái độ tức tối
Việc bổ
nhiệm một nhân vật như ông Kishi vào một chức vụ then chốt như bộ trưởng Quốc
Phòng dĩ nhiên đã rất được chú ý ở Trung Quốc, và Bắc Kinh không tránh khỏi lo
ngại.
Trong
thông điệp chúc mừng tân thủ tướng Nhật Bản, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung
Quốc Vương Văn Bân đã kèm theo một lời cảnh báo, cho biết là Bắc Kinh “hy vọng rằng Nhật Bản sẽ tuân thủ
nguyên tắc một nước Trung Hoa và tránh bất kỳ hình thức trao đổi chính thức nào
với Đài Loan.”
Thái độ
không mấy hài lòng của Trung Quốc còn thể hiện qua lời nhắn nhủ gởi tới bộ Quốc
Phòng Nhật Bản: “Chúng tôi
hy vọng bộ Quốc Phòng hai nước sẽ thắt chặt đối thoại và trao đổi, tiếp tục
tăng cường an ninh, tin tưởng lẫn nhau, cổ vũ cho sự xây dựng quan hệ an ninh
song phương và cùng bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực và quốc tế”.
Câu hỏi đặt
ra là khi trở thành bộ trưởng Quốc Phòng, liệu ông Kishi còn duy trì quan điểm
trước đó hay không. Trả lời báo Washington Ewaminer, Bruce Klingner, một cựu
viên chức CIA, nhận định: “Tôi
nghĩ là Nhật Bản sẽ tiếp tục tiến tới trong quan hệ với Đài Loan, nhưng hiện giờ
chưa thể biết là sẽ đi xa đến đâu”.
Dẫu sao
thì bộ Quốc Phòng phải đi theo chính sách chung của chính phủ, và trên vấn đề
này, giới quan sát ghi nhận hai dấu hiệu:
Vào tuần
qua người tiền nhiệm của ông Kishi, bộ trưởng Taro Kono đã từng cho rằng “Tôi phải nói Trung Quốc là mối đe dọa
an ninh đối với Nhật Bản. Họ có khả năng và có ý đồ như vậy”.
Về phần thủ
tướng Suga, hôm thứ Bảy 12/09 vừa qua, ông đã không ngần ngại khẳng định trước
báo chí là trong cương vị thủ tướng, ông sẽ không “khuất phục” trước Trung Quốc.
Đăng nhập
Facebook | Facebook
Hãy
đăng nhập Facebook để bắt đầu chia sẻ và kết nối với bạn bè, gia đình và
những người bạn biết.