Saturday, 15 August 2020
Mỹ tiếp tục chơi sát ván Trung Cộng trên biển Đông, CSVN đi 2 hàng là th...
https://youtu.be/REek8UUNAPc
Báo Trung Quốc: Đưa oanh tạc cơ đến Phú Lâm là để ‘ngăn chặn khiêu khích từ Mỹ’
Báo Trung Quốc: Đưa
oanh tạc cơ đến Phú Lâm là để ‘ngăn chặn khiêu khích từ Mỹ’
14/08/2020
Xem bình luận
|
Động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ đang leo thang về nhiều lĩnh vực, trong đó có vấn đề Biển Đông với việc Washington tỏ ra cứng rắn hơn trong việc chống lại yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh, đồng thời gia tăng sự hiện diện hải quân trong khu vực Tây Thái Bình Dương.
“Với khả năng của vũ khí này, có thể bao gồm tên lửa đạn đạo chống hạm, sẽ đề ra mối răn đe to lớn đối với hàng không mẫu hạm Mỹ”, tờ báo nhà nước Trung Quốc nói hôm 13/8 sau khi báo chí quốc tế đưa tin và hình ảnh về động thái mới của Bắc Kinh một ngày trước.
Máy bay ném bom H-6J là một trong những vũ khí mới nhất của Trung Quốc và chỉ mới được tiết lộ vào tháng Bảy, Hoàn Cầu Thời Báo cho biết.
Tờ báo dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Nhậm Quốc Cường, trong cuộc họp báo thường kỳ hồi tháng 7 cho hay máy bay ném bom H-6J gần đây tham gia các cuộc tập trận chuyên sâu ở Biển Đông.
Hôm 12/8, truyền thông quốc tế đồng loạt đưa tin về việc Trung Quốc triển khai máy bay ném bom H-6J đến đảo Phú Lâm. Có ít nhất một chiếc H-6J đã được nhìn thấy hạ cánh xuống hòn đảo mà Việt Nam vẫn tuyên bố chủ quyền song trên thực tế do Trung Quốc kiểm soát.
Hoa Kỳ và các nước phương Tây cáo buộc Trung Quốc “quân sự hoá” khu vực tranh chấp ở Biển Đông, trong khi Bắc Kinh luôn khẳng định việc xây dựng chỉ phục vụ cho nhu cầu dân sự.
Hồi cuối tháng Bảy, Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, Mark Esper chỉ trích “thái độ xấu” gần đây của quân đội Trung Quốc làm gia tăng những lo ngại trên toàn khu vực.
Ông Esper chỉ đích danh Trung Quốc “thường xuyên không tôn trọng quyền của các nước khác.” Ông chỉ ra cuộc tập trận tấn công quy mô lớn gần đây của Trung Quốc mô phỏng cảnh chiếm một đảo của Đài Loan như là “một hành động gây bất ổn làm gia tăng một cách đáng kể nguy cơ tính toán sai lầm.”
Hồi 2015, Trung Quốc đã triển khai chiến đấu cơ J-11B đến đảo Phú Lâm, và năm 2018 đưa máy bay ném bom H-6K tới đây.
Ngoài ra, quân đội Trung Quốc còn triển khai một loạt các vũ khí tối tân cho cả phòng không và chống hạm đến một số tiền đồn trên đảo như hệ thống phòng không HQ-9B và tên lửa chống hạm YJ-12.
Tuy nhiên, cả truyền thông Trung Quốc lẫn quốc tế đều cho rằng H-6J có “sức mạnh vượt trội”, với khả năng chống lại tàu của đối phương.
Tờ báo Trung Quốc nói quân đội Mỹ gần đây “khuấy động rắc rối trong khu vực” bằng các cuộc tập trận kép hàng không mẫu hạm vào tháng 7 và sử dụng máy bay trinh sát cỡ lớn trinh sát cận cảnh thường xuyên các vùng ven biển phía Nam Trung Quốc từ hướng Biển Đông trong vài tháng qua.
Hai nhóm tàu sân bay USS Nimitz và USS Ronald Reagan của Mỹ đã được điều tới Biển Đông hai lần trong tháng Bảy. Thời gian này, Hoa Kỳ tiến hành hai cuộc diễn tập quân sự cùng lúc ở hai vùng biển châu Á với sự tham gia của các đồng minh như Nhật Bản, Úc và Ấn Độ.
Hồi đầu tháng Tám, Mỹ và các thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó có Việt Nam, lên tiếng nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết tranh chấp ở Biển Đông một cách hòa bình và theo luật quốc tế.
Bộ Ngoại Giao Mỹ cũng nói rằng Hoa Kỳ “tái khẳng định cam kết làm việc với ASEAN nhằm bảo đảm một khu vực dựa trên các luật lệ minh bạch và rõ ràng…”
Trước đó, Úc gửi tuyên bố chính thức lên Liên Hiệp Quốc bác bỏ các yêu sách lãnh thổ và hàng hải của Bắc Kinh đối với Biển Đông, một động thái cho thấy nước này liên kết chặt chẽ hơn với Washington trong cuộc tranh cãi đang leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc về vùng biển.
Phát biểu hồi cuối tháng Bảy của Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ, Esper, có nội dung chỉ trích Trung Quốc về việc lấy đất lấp biển và tiếp tục tập trận xung quanh các thực thể tranh chấp trên biển, gọi những nỗ lực này “rõ ràng không phù hợp” với luật quốc tế. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đồng thời thúc đẩy các nước khác trên toàn cầu giúp đứng lên chống thái độ của Trung Quốc.
Hiện Việt Nam chưa có phản ứng hay lên tiếng bình luận gì về thông tin động thái mới này của Trung Quốc. Nhưng trong một cuộc họp báo hồi tháng 5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng “Mọi hoạt động của các bên tại hai quần đảo này (Hoàng Sa, Trường Sa) mà không có sự cho phép của Việt Nam đều vô giá trị”.
Đài Loan tăng chi tiêu
quốc phòng giữa lúc Trung Quốc công bố chi tiết tập trận
13/08/2020
|
Gần đây, Trung Quốc tăng cường các hoạt động quân sự gần Đài Loan, nơi Bắc Kinh vẫn coi là một tỉnh ly khai của Trung Quốc.
Hôm thứ Hai, Đài Loan cho biết các chiến đấu cơ Trung Quốc đã băng nhanh qua đường trung tuyến nhạy cảm ở eo biển Đài Loan, cùng ngày Bộ trưởng Y tế Hoa Kỳ Alex Azar gặp Tổng thống Thái Anh Văn ở Đài Bắc.
Trung Quốc mạnh mẽ chỉ trích chuyến thăm Ðài Loan của ông Azar.
Nội các của bà Thái Anh Văn đang đề xuất chi tiêu quân sự 453,4 tỷ Đài tệ cho năm tài khoá bắt đầu từ tháng 1, so với 411,3 tỷ Đài tệ ngân sách dành cho năm nay, tăng 10,2% theo ước tính của Reuters.
Bộ Quốc phòng Đài Loan nói: “Việc tăng đều đặn ngân sách quốc phòng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ xây dựng quân đội và chuẩn bị chiến tranh... và đảm bảo an ninh quốc gia cũng như hòa bình và ổn định khu vực”.
Khoảng ba giờ sau khi công bố ngân sách, Bộ chỉ huy chiến khu Đông bộ của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cho biết trong những ngày gần đây, các lực lượng của họ đã tiến hành các cuộc diễn tập chiến đấu tại eo biển Đài Loan và ở phía bắc và phía nam của hòn đảo, ngụ ý rằng họ nhằm vào chuyến đi của ông Azar.
“Gần đây, một quốc gia lớn nào đó tiếp tục có những động thái tiêu cực về các vấn đề liên quan đến Đài Loan, gửi đi những tín hiệu sai lầm nghiêm trọng đến lực lượng ‘Đài Loan độc lập’, và đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình và ổn định của eo biển Đài Loan”, cơ quan quân sự của Trung Quốc nói.
“Việc Bộ chỉ huy chiến khu tổ chức các cuộc tuần tra và tập trận là hành động cần thiết được thực hiện để đối phó với tình hình an ninh hiện nay trên eo biển Đài Loan và để bảo vệ chủ quyền quốc gia”, tuyên bố nói thêm.
Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết tình hình vẫn bình thường và mọi người không nên lo lắng.
Bà Thái Anh Văn đã ưu tiên hiện đại hóa các lực lượng vũ trang của Đài Loan và tăng chi tiêu quốc phòng.
Ngân sách phải được các nhà lập pháp phê duyệt nên khó có khả năng bị chặn lại. Đảng Dân Tiến của bà Thái chiếm đa số trong cơ quan lập pháp.
Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ việc sử dụng vũ lực để đưa Đài Loan vào tầm kiểm soát của mình và luôn tố cáo Hoa Kỳ bán vũ khí cho hòn đảo.
Washington, theo một hiệp ước, phải cung cấp cho Đài Loan các phương tiện để tự vệ.
Đại sứ Đài Loan tại Hoa Kỳ cho biết Đài Loan đang thảo luận với Hoa Kỳ để có được thủy lôi ngăn chặn các cuộc đổ bộ, cũng như tên lửa hành trình để phòng thủ bờ biển.
Năm ngoái, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã phê duyệt thương vụ bán vũ khí trị giá 10 tỷ đô la cho Đài Loan.
Quân đội Đài Loan được trang bị vũ khí tối tân, nhưng quá nhỏ so với Trung Quốc.
“Chính quyền Đài Loan đang chi tiền đóng thuế của dân cho quốc phòng. Nhưng cho dù họ chi bao nhiêu cho quốc phòng, thì Đài Loan vẫn là một nơi bé nhỏ. Đối đầu với đại lục giống như một con kiến đang cố gắng lay một cái cây ”, Reuters dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói với các phóng viên tại Bắc Kinh.
__._,_.___
Saturday, 8 August 2020
Trung Quốc triển khai tàu chiến và oanh tạc cơ ra Trường Sa
Trung Quốc triển khai
tàu chiến và oanh tạc cơ ra Trường Sa
04/08/2020
|
Trang mạng American Military nói máy bay ném bom H-6G và H-6J của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) thực tập cất cánh vào ban đêm, và tiếp liệu trên không. Nhưng các chuyên gia nhận định rằng mục đích của các cuộc diễn tập này là để kiểm tra sức dẻo dai chịu đựng của phi công trong những chuyến bay dài.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận các cuộc diễn tập hồi gần đây với báo South China Morning Post, nói rằng đậy là một hoạt động huấn luyện thường lệ nhằm nâng cao khả năng chiến đấu.
Nhưng bản tin của Benar News lưu ý rằng động thái này diễn ra trước cuộc tập trận RIMPAC - Vành đai Thái Bình Dương do Hoa Kỳ lãnh đạo có sự tham gia của nhiều quốc gia trong khu vực.
Các nước tham gia cuộc tập trận RIMPAC năm nay dự kiến diễn ra từ ngày 17/7 tới 31/8/2020, gồm có Việt Nam, Úc, Brunei, Singapore, Nhật Bản, Malaysia, Indonesia và Philippines.
Trung Quốc diễn tập tấn công tàu sân bay Mỹ?
Máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc có khả năng mang phi đạn chống hạm. Ông Colin Koh, một nhà nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnam ở Singapore, nói với báo South China Morning Post rằng các oanh tạc cơ này có thể huấn luyện để ứng phó trong nhiều tình huống, kể cả tấn công các nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân Hoa Kỳ.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc còn cho biết các chiến đấu cơ hiện đại của họ thuộc Quân khu Miền Nam đã bay tới căn cứ đảo Subi vào tuần trước.
Benar News nói đài truyền hình nhà nước Trung Quốc đã trình chiếu một video tài liệu quay cảnh một phi đoàn Không quân của PLA tham gia diễn tập hồi cuối tuần. Trong một đoạn video, 4 chiến đấu cơ Su-30MKK diễn tập tiếp nhiên liệu trên không trong chuyến bay dài 10 giờ đồng hồ tới đá Subi.
Đá Subi chỉ cách đảo Thị Tứ do Philippines kiểm soát có 13 hải lý, đảo Thị Tứ mới được tân trang, xây lại phi đạo, nhưng không thể nào so được với các phương tiện trên đá Subi, nơi có đường bay dài tới 3000 m, trang bị đầy đủ radar và thiết bị liên lạc.
Thái độ bất nhất của Tổng Thống Philippines Duterte
Tàu cảnh sát biển Trung Quốc, cũng như các tàu của dân quân hàng hải Trung Quốc thường xuyên xuất hiện ngoài khơi Philippines. Tổng Thống Rodrigo Duterte của nước này thừa nhận nước ông không đủ sức mạnh để đối đầu với Trung Quốc và bảo vệ chủ quyền quốc gia.
“Trung Quốc đòi chủ quyền, chúng ta nói nơi đó là thuộc chủ quyền của chúng ta. Trung Quốc có vũ khí, chúng ta không có vũ khí, cho nên họ đang chiếm đóng vùng lãnh thổ đó.”
Phát biểu đó của Tổng Thống Philippines Duterte trong bài diễn văn về tình trạng đất nước hàng năm, đã bị phê bình là chủ bại. Ông Duterte thường xuyên có những tuyên bố bất nhất về cuộc tranh chấp Biển Đông và việc đối đầu với Trung Quốc.
Mới đây Trung Quốc còn điều hai tàu chiến tới Đá Vành Khăn nằm cách đảo Palawan của Philippines 150 hải lý. Hình ảnh vệ tinh cho thấy hai tàu chiến 054A và 056 của Trung Quốc có mặt ở nơi này hôm Chủ nhật 2/8. Ảnh vệ tinh cũng cho thấy một số tàu tiếp liệu ra vào nơi này.
Mỹ, Úc khẳng định lập trường Biển Đông
Các cuộc diễn tập diễn ra trong bối cảnh Hoa Kỳ và Trung Quốc liên tục kèn cựa nhau trong Biển Đông.
Luật pháp quốc tế về nguyên tắc, vẫn coi Đá Vành Khăn là một bãi cạn, nhô lên khi thủy triều thấp, nhưng Trung Quốc đã xây nơi này thành đảo nhân tạo lớn nhất của họ, và biến Đá Vành Khăn thành một căn cứ quân sự đầy đủ với một cảng lớn và đường băng dài.
Military.com dẫn lời người phát ngôn của quân đội Trung Quốc, ông Ren Guoqiang, nói rằng các cuộc diễn tập với máy bay ném bom là một phần của công tác huấn luyện quân sự thường lệ để nâng cao năng lực chiến đấu.
Ông tuyên bố Trung Quốc có “chủ quyền không thể tranh cãi” ở “biển Nam Trung Hoa”, và cho rằng các cuộc diễn tập của Hải quân Hoa Kỳ gần đây với hai nhóm tàu sân bay tác chiến USS Ronald Reagan và USS Nimitz là chứng cớ cho thấy “thái độ bá chủ” của Mỹ trong khu vực.
Thông báo của Hoa Kỳ bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trong Biển Đông, bác bỏ đòi hỏi của Trung Quốc đòi công nhận vùng biển quốc tế từ các đảo do họ chiếm đóng, phù hợp với phán quyết của Tòa án trọng tài năm 2016.
Sau động thái của Mỹ, chính phủ Úc chính thức bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, tiếp theo sau nhiều nước đã lên tiếng tán thành quan điểm của Mỹ và Úc, trong đó có Việt Nam, Indonesia và Philippines.
__._,_.___