----- Forwarded
Message -----
From: Nhon Nguyen n
To: Nhon Nguyen <
Sent: Wednesday, November 21, 2018, 1:24:10 PM CST
Subject: [VN-TD] Sách lược đối phó với " con rồng
đỏ " chệt cọng dậy non là gì?
Kính chuyển
Nguyễn Nhơn
Sách lược đối phó với " con rồng đỏ
" chệt cọng dậy non là gì?
Ai
cũng biết để dẹp bỏ được khối Liên Sô từng là đối thủ trong chiến tranh lạnh với
Mỹ thì Mỹ đã thí con tốt đồng minh của mình là VNCH cho Tàu Cộng để bắt tất cả
xe, pháo, mã của Liên Sô làm cho cả đám Liên Bang Sô viết tan rã.
...
Chiến thuật quân
sự của TT Trump rất khôn ngoan, một mặt ông giao cho Israel, kết hợp với Pháp
và Đức cầm chân Nga ở Syria khiến Nga không thể tiếp tay cho Tàu cộng ngoài biển
Đông vì phải dồn quân sự, khí tài ở chiến trường Syria với Iran. Một mặt ông
cho hạm đội Mỹ - Nhật kết hợp áp sát biển Đông để Tàu Cộng ngứa mắt nổ súng trước,
lúc đó ông mới lệnh tiêu diệt Tàu Cộng để xoá đường lưỡi bò độc chiếm trái phép
của Tàu cộng để thông thương trên biển Đông như trước, vì đây là con đường huyết
mạch chở hàng hoá ngang qua đây của toàn
thế
giới.
2
gọng kìm của TT Trump sẽ siết chặt yết hầu của Tàu Cộng cho tới chết. Khác với
TT Nixon và Reagan ngày xưa phải o bế Tàu Cộng để xoá bỏ khối cs Liên Sô. TT
Trump không o bế Nga để diệt Tàu Cộng mà là dụ Nga chạy đua vũ trang và sa lầy ở
Syria không thể rút chân ra khỏi được, để đồng minh Israel, Pháp và Đức xử lý vấn
đề Syria, còn Mỹ thì rảnh tay dẹp Tàu Cộng ở biển Đông.
Như
thế Mỹ đang chơi lại thế cờ cũ đã đấu với Liên Sô ngày xưa mà chiếu bí với Tàu
Cộng phen này.
(Đây
là ý kiến và sự suy nghĩ cá nhân tôi đúng sai xin quý bạn đọc thông cảm).
(
Cánh Dù lộng gió - Mỹ
đang chơi lại thế cờ Liên Sô ngày xưa với Tàu Cộng )
Thế
thường, không ai biết rõ ràng chiến lược của các đại cường. Tất cả ý kiến nêu
ra chỉ là phỏng đoán.
Có
điều, đối với chánh quyền Trump, sách lược công khai đề ra là như vầy:
"
Ấn Độ Dương – Thái
Bình Dương bắt đầu được chú ý đặc biệt khi Tổng thống Mỹ Donald J. Trump mở đầu
bài phát biểu của mình tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
(APEC) Đà Nẵng tháng 11/2017 bằng việc bày tỏ sự vinh hạnh được “hiện diện tại
Việt Nam – trái tim của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.” Trong suốt chuyến
công du Châu Á dài gần hai tuần của mình, Tổng thống Trump đã liên tục sử dụng
thuật ngữ này như có hàm ý về chiến lược mới của Mỹ ở khu vực vẫn thường được
biết đến là Châu Á – Thái Bình Dương (Asia – Pacific).
...
Sau chuyến công du
Châu Á đó của Tổng thống Trump, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đã công bố lần lượt
“Chiến Lược An Ninh Quốc Gia” và “Chiến Lược Quốc Phòng” trong đó khẳng định sự
ưu tiên của Mỹ với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
...
Trong những năm trở
lại đây, với Sáng Kiến Vành Đai & Con Đường (BRI), Trung Quốc đã đầu tư ồ ạt
vào xây dựng cơ sở hạ tầng đường bộ, đường sắt, đường biển ở các nước Trung Á,
Nam Á, và Châu Phi để mở rộng ảnh hưởng của mình. Nhiều dự án làm dấy lên hoài
nghi và sự lo ngại ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có tranh chấp lãnh thổ với
Trung Quốc như Nhật Bản và Ấn Độ. BRI bị phương Tây chỉ trích là thiếu minh bạch,
chất lượng thấp, xâm phạm lãnh thổ và làm nhiều nước nghèo ngập trong nợ nần.
Tuy nhiên, sự tham gia ở mức độ khác nhau của đông đảo các nước trong khu vực
vào sáng kiến này cho thấy sức ảnh hưởng ngày một gia tăng của Trung Quốc.
...
Bốn nước và cũng là
các cường quốc về kinh tế, quân sự đóng vai trò quan trọng nhất trong việc hình
thành chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và
Mỹ. Đây là những nước thành viên của nhóm “Đối thoại an ninh bốn bên” (gọi tắt
là nhóm “Bộ tứ,” hay “Tứ giác kim cương”) được hình thành từ năm 2007 do sáng
kiến của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Quan điểm của chính quyền bốn nước về Ấn
Độ Dương – Thái Bình Dương mặc dù rất gần với nhau nhưng cũng không hoàn toàn
trùng khớp. Trong khi Mỹ cho rằng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là khu vực trải
từ bờ tây nước này tới bờ tây Ấn Độ thì tầm nhìn của Nhật Bản lại tham vọng hơn
khi mở rộng tới tận bờ đông của Châu Phi. Tuy chưa có định nghĩa chính thức của
mình nhưng Ấn Độ có quan điểm tương tự Nhật Bản; còn cách nhìn của Australia về
cơ bản giống Washington. Một điểm chung nổi bật đó là: dù còn khác biệt về quan
điểm nhưng cả bốn nước đều ủng hộ và nhấn mạnh vai trò trung tâm của Ấn Độ với
chiến lược mới. Ấn Độ có tiềm năng và sẵn sàng gánh vác trách nhiệm an ninh khu
vực.
...
Mặc dù không được biết đến như một người luôn nói thật nhưng Tổng thống Mỹ
Donald Trump đã không “ngoa” khi gọi Việt Nam là “trái tim của khu vực Ấn Độ
Dương – Thái Bình Dương” khi tham dự APEC 2017. ASEAN chính là minh hoạ chân thực
nhất khi Thủ tướng Nhật Bản nhắc tới “sự hợp lưu của hai đại dương.” Đây có thể
được coi là khu vực đa dạng nhất về văn hoá, chính trị, tôn giáo và hình thái
xã hội với ảnh hưởng sâu rộng từ Ấn Độ, Trung Quốc và phương Tây.
Về
kinh tế, ASEAN là một trong những khu vực năng động phát triển năng động nhất
thế giới, tốc độ tăng trưởng luôn ở mức cao. Nhiều nhà quan sát cho rằng trọng
tâm động lực của kinh tế thế giới không chỉ đang dịch chuyển từ Tây sang Đông
(Mỹ & châu Âu sang châu Á) mà còn từ Bắc xuống Nam (Đông Bắc Á xuống Đông
Nam Á). Số liệu cho thấy từ năm 2013 – 2016 khu vực ASEAN thu hút nhiều đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) hơn Trung Quốc.
Ngoài
những tiềm năng về kinh tế, quan trọng hơn, ASEAN còn nắm giữ vị trí địa chính
trị quan trọng hàng đầu. Eo biển Malacca kết nối Ấn Độ Dương vào Biển Đông là cửa
ngõ để hàng hoá và năng lượng từ Trung Đông, Ấn Độ đi tới Đông Bắc Á và Thái
Bình Dương. Tuy nhiên, giống như bản chất của chính ASEAN, quan điểm của các nước
trong khu vực cũng rất đa dạng. Trong khi Việt Nam, Singapore, Indonesia và Thái
Lan ngày càng thể hiện rõ sự ủng hộ chiến lược mới thì những nước nằm trong tầm
ảnh hưởng lớn của Trung Quốc như Philipines, Malaysia, Campuchia lại giữ im lặng.
( Ấn
Độ Dương-Thái Bình Dương: Kỷ nguyên mới của cạnh tranh địa chiến lược
Năm
ngoái, năm kia, khi thiên hạ bàn tán râm ran về vụ " Chiến lược Ấn Độ - Thái
Bình Dương " thời sự, gã nhà quê xứ Thủ cũng tấp tểnh học làm sang, xôm
dzô bàn đề đôi hàng:
Có Không một NATO Phương Đông?
Nói theo ngôn ngữ Trung Quán:
Cũng có mà cũng không.
Có là khi TT Trump không khống chế được chệt
Tập.
Không là khi Mỹ - chệt thỏa hiệp phân chia được
quyền lợi đôi bên.
Thực tế, hiện tại cái sườn của NATO phương Đông đã có sẵn.
Liên Minh Kim Cương Nhật Bổn
Có lần, nhà viết sử Dương Trung Quốc nói rằng: Sau ngày phỏng giái
Miền Nam, Hoa Kỳ và Trung Quốc tiếp tục có hành vi “bao vây” Việt Nam...” thì
không có đâu, bởi vì Mỹ không hơi đâu làm việc tào lao, bao vây xã nghĩa An Nam
làm giống gì. Trái lại Mỹ muốn kéo Việt Nam ra khỏi sự khống chế của Tàu đỏ để
áp sát mặt phía Nam (Quảng Đông) của Tàu thì có!
Hiện tại thì coi như An nam xã nghĩa như là tên lính gát cửa phía
nam của Tàu cọng.
Cho nên Nhật Bổn mới toan tính đề ra học thuyết “Tân Đại Đông Á”
nhằm khống chế Trung cọng. Trong khi chưa tính chuyện được với các nước Thái
Lan, Mã Lai, Singapore chỉ biết thương mại làm ăn, không quen trận mạc, Thủ tướng
Nhật tân cử Shinzo Abe đi thẳng qua Ấn Độ bàn chuyện lập “ Liên minh Kim
cương.”
Nó là cái gì vậy?
Cứ kéo một đường thẳng trên bản đồ, từ Tokyo, Nhật Bổn thẳng qua
New Delhi, Ấn Độ. Rồi từ Ấn Độ kéo một đường thẳng xuống tới Úc châu. Từ Úc lại
kéo một đường thẳng ngược lên Hawaii (Mỹ), từ đó kéo một đường thẳng nữa trở lại
Nhật Bổn là giáp vòng. Trên bản đồ hiện ra một hình thoi, thường gọi là hình
kim cương. Kiểm điểm lại thì mỗi mủi nhọn tượng trưng cho một cường quốc: Nhật,
Ấn, Úc, Mỹ.
Mục đích của Liên minh là gì? Công khai thì là bảo vệ an ninh hàng
hải Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Ẩn tàng phía sau là thế bao vây con gấu
đỏ Tàu đang nhe nanh, múa vuốt gồm thâu cả biển Hoa Nam (Biển Đông Việt Nam) và
cả biển Hoa Đông áp sát Đảo Senkaku Nhựt Bổn (Tàu gọi là Đảo Điếu Ngư).
MỘT TÂN LIÊN PHÒNG ĐÔNG NAM Á CHO VIỆT NAM
Ở bên trong cái khung Liên minh Kim cương cứng hơn sắt thép nầy,
VN xã nghĩa đứng ở vị trí nào?
Cứ theo phương châm 16 chữ vàng, An nam xã nghĩa ta chánh thức và
long trọng cam kết với Tàu cọng là: “Láng giềng hữu nghị; Hợp tác toàn diện;
Ổn định lâu dài; Hướng tới tương lai.”
Hợp tác toàn diện có nghĩa là hợp tác mọi thứ Kinh tế, Chánh trị
và trước hết là … Quân sự, cũng có nghĩa là “liên minh tay đôi.” Hay nói theo
kiểu binh dân: Mình với ta tuy hai mà một. Ta với mình tuy một mà hai.
Như vậy là cọng sản nhà ta là cái đuôi ngúc ngoắc phía dưới Quảng
Đông, Quảng Tây của Tàu phù, lọt thõm trong cái khung kim cương!
Vậy thử hỏi có cách nào thoát ra được không?
Có một cách, chẳng những thoát khỏi vòng kim cô Tàu phù mà còn trở
thành mủi nhọn của khối kim cương chọc thẳng vào mạn Nam của Tàu đỏ để tự phòng
vệ khi thời bình và chống xâm lược trong thời chiến: Quay lại bắt tay với
các nước Đông Nam Á, vận động sự bảo trợ của Mỹ, Ấn, Nhật để tái lập khối “
Liên Phòng Đông Nam Á” ( SEATO: South East Asia Treaty Organization). Nước
mình nhỏ, kinh tế mong manh, phải kết hợp với Thái Lan, Mã Lai, Singapore, Nam
Dương thành một khối mới khả dỉ chận đứng được nạn bành trướng, xâm lăng của đại
hán phương Bắc.
Muốn được như vậy thì điều kiện tiên quyết là phải giải trừ chế độ
cọng sản An Nam, xóa bỏ Liên minh 16 chữ vàng. Đó cũng là cách “Thoát Trung”
duy nhất để cứu dân, cứu nước.
Một NATO Phương Đông
“Mỹ đang thành hình” Nato - Châu Á”:(*)
Theo Đô đốc James Lyons và Richard Fisher (chuyên gia các vấn đề
quốc tế Mỹ) nhấn mạnh rằng, “Nếu Mỹ muốn duy trì vị trí hàng đầu trong việc bảo
vệ hòa bình và ổn định ở Tây Thái Bình Dương, chúng ta cần một chiến lược mới
và sẽ là lý tưởng nếu chúng ta tạo ra được một “NATO của Châu Á”. Như chúng ta
đã biết, hiện nay NATO chính là một liên minh quân sự thành lập từ năm 1949 bao
gồm Mỹ và một số nước ở Châu Âu. Đó là tên gọi tắt của “Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại
Tây Dương” (North Atlantic Treaty Organization) là một liên minh quân sự được
thành lập ngày 4/4/1949 có trụ sở đặt tại Bruxelles (Bỉ) gồm có Hoa Kỳ và thành
viên 28 quốc gia phần lớn tại các nước ở Châu Âu.
Mỹ bằng mọi cách khác nhau từ song phương hay đa phương đều mong
muốn hợp tác với các nước ở khu vực Châu Á-TBD. Trong việc hợp tác quân sự đi từ
các cuộc tập trận quy mô nhỏ tới lớn, dần dần Mỹ muốn những khu vực mình quan
tâm sẽ chịu ảnh hưởng các học thuyết quân sự của Mỹ. Các chiến lược gia ở Ngũ
Giác Đài muốn rằng, các đối tác và các đồng minh ở khu vực Châu Á cần có những
hành động thống nhất hơn nữa và cùng dựa theo những nguyên tắc chung trong các
hoạt động quân sự.
Theo các chuyên gia, hiện nay Washington đang duyệt xét về cấu
trúc an ninh khu vực như: mở rộng mô hình liên minh cũ sang hình thức liên minh
mới, rộng lớn hơn, ngoài các đồng minh truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài
Loan, Philippines… nó còn bao gồm các quốc gia ở Châu Á như Ấn Độ, Indonesia,
Thái lan, Miến Điện, Malaysia, Singapore, Australia và đang vói tay tới tận
Châu Âu như Anh, Pháp vào trong liên minh chiến lược “phong tỏa & bao vây
Tàu Cộng”.
Đại tá Không quân TC Dai Xu trong một bài viết với chủ đề “Mỹ
đang xây dựng NATO - Châu Á bao vây Trung Quốc”, Xu đưa ra nhận định rằng:
“Mỹ đang xây dựng một NATO - Châu Á” cùng với Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Hàn
Quốc và các quốc gia Đông Nam Á trong khối ASEAN để phong tỏa, bao vây và cô lập
Trung Quốc. Nhưng Bắc Kinh đã nhìn thấy viễn cảnh nầy, song có lẽ chưa đủ thế
và lực ngăn chận chiến lược nầy của Mỹ.”
Được biết Hải quân Hoa Kỳ có khoảng 285 chiến hạm đủ loại, 12
HKMH. Ngũ Giác Đài sẽ điều động 60% lực lượng Hải quân sang Châu Á-TBD, trong
đó 6 HKMH vào cuối năm 2017. Giới chuyên gia phân tích cho rằng, Hoa kỳ đã lên
kế hoạch thông qua quan hệ đối tác quân sự với 10 nước thành viên ASEAN để xây
dựng cơ sở cho một phiên bản “NATO - CHÂU Á”. Liên minh nầy sẽ được sử dụng để
phục vụ cho chiến lược “Phong tỏa trận” và mục đích cuối cùng đối đầu với TC.”
(*) (Chiến lược phong toả & bao vây Tàu cộng của Mỹ:
Nguyễn Vĩnh Long Hồ)
Như nhận xét mở đầu, cái sườn Liên Minh Kim Cương Nhật Bổn và mô
hình Tổ chức Liên phòng Đông Nam Á đã có sẵn. Khi nào cần, Hoa Kỳ và Nhựt Bổn
tích cực vận động ráp lại là hình thành “Khối Liên Phòng Á Châu” tức thì.
Trong tình hình như vậy, Việt Nam phải làm gì?
Việt Nam: Đông hòa Hoa Kỳ - Bắc cự hán cọng
Muốn được như vậy, phải hành động tranh tiên: Uống rượu mời đừng đợi
uống rượu phạt.
Phải mau lẹ vận động toàn dân vùng dậy xóa bỏ “đảng” và chế độ
toàn trị việt cọng để làm một công, hai việc:
- Dân chủ hóa Đất nước, đoàn kết toàn dân lo tái thiết, phát triển,
xây dựng nội lực.
- Xóa bỏ sạch 16 chữ vàng “vận mệnh tương quan”, thoát ly hẳn
thòng lọng hán chệt, mau lẹ vận động tái lập Tổ chức Liên Phòng Đông Nam Á
(SEATO), dựa thế Hoa Kỳ - Liên Minh Kim Cương Nhật Bổn và sẵn sàng gia nhập
NATO Phương Đông hầu giữ nước và nhờ giúp đở tái thiết, phát triển.
Không có một nước nào đem vận mệnh của Quốc gia - Dân tộc buộc chặt
vào vận mệnh của một nước lớn đang ngồi trên đầu chực chờ xâm chiếm một cách ngu
si như bè lũ phản nước, hại dân hồ tinh bác cụ.
Nguyễn Nhơn
Mùa Thu 21/11/2018
__._,_.___