Friday, 27 January 2017

Nguyễn Xuân Nghĩa ♥ Màn Đấu Trí Cân Não giữa Donald Trump và Tập Cần Bình

Nguyễn Xuân Nghĩa ♥ Màn Đấu Trí Cân Não giữa Donald Trump và Tập Cần Bình Nguễn Xuân Nghĩa - Giờ Giải Ảo - Tại Sao Lại Thờ Quan Công (#18) @NXN =====


  ====


 

Wednesday, 25 January 2017

Mỹ tuyên bố « bảo vệ quyền lợi » tại Biển Đông

Mỹ tuyên bố « bảo vệ quyền lợi » tại Biển Đông

mediaPhát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer họp báo, tại Washington, Hoa Kỳ, ngày 23/01/2017.Reuters
Ba ngày sau khi Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ, Nhà Trắng khuyến cáo Trung Quốc không được xâm hại chủ quyền biển đảo ở Biển Đông. Hoa Kỳ sẽ « bảo vệ quyền lợi » trong vùng biển chiến lược tại Đông Nam Á này.
Trong cuộc họp báo ngày 23/01/2017, Sean Spicer, phát ngôn viên mới của phủ tổng thống Mỹ xác quyết : « Hoa Kỳ sẽ bảo vệ quyền lợi quốc tế » ở Biển Đông. Nhiều hòn đảo quan trọng trong vùng biển chiến lược và cũng là con đường hàng hải huyết mạch của thương mại thế giới, đã bị Trung Quốc kiểm soát.

Phát ngôn viên Nhà Trắng cho biết thêm : « nếu những đảo (bị Trung Quốc lấn chiếm) nằm trong hải phận quốc tế và không thuộc chủ quyền của Trung Quốc thì Hoa Kỳ sẽ hành động bảo vệ không để cho một nước khác xâm hại ».
Lời khuyến cáo này không khác tuyên bố của ngoại trưởng Rex Tillerson cách nay hai tuần. Trong cuộc điều trần tại Thượng Viện, thủ tục sát hạch để được bổ nhiệm, ngoại trưởng tương lai của Mỹ đã đe dọa « Trung Quốc phải ngưng ngay việc xây dựng và gia cố các đảo. Mỹ sẽ không để cho Trung Quốc lui tới các đảo này ».

Để khẳng định chủ quyền, Bắc Kinh đã xây nhiều phi đạo, căn cứ quân sự, quân cảng và bố trí vũ khí trên một số đảo nhân tạo trong các vùng đang có tranh chấp.
Trong phản ứng đáp trả, ngày 24/01/2017, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố : « Trung Quốc kiên quyết bảo vệ chủ quyền không thể tranh cãi tại biển Nam Hải ».
Báo chí chính thức lập tức chỉ trích những ý nghĩ « ngông cuồng đưa đến xung đột vũ trang ».

Phán quyết của Toà Trọng Tài Thường Trực tại La Haye công bố vào tháng 7/2016 xác định các đảo mà Bắc Kinh tranh giành chủ quyền với Philippines không thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Về thương mại song phương, phát ngôn viên Sean Spicer công nhận Trung Quốc là một « thị trường lớn » đối với Hoa Kỳ, nhưng ông chỉ trích những biện pháp phân biệt đối xử của Bắc Kinh, gây khó khăn cho doanh nghiệp Mỹ đầu tư và hoạt động tại Hoa lục.

Biển Đông : Trung Quốc có khả năng quân sự trả đũa Hoa Kỳ ?

media
Tàu sân bay Trung Quốc Lieu Ninh (Liaoning) cùng các khu trạm đi tập trận tại khu vực gần Biển Đông, hồi tháng 12/2016Reuters

Bắc Kinh là kẻ thù của Washington ? 

Nước Mỹ của Donald Trump lên giọng với Trung Quốc, ngăn cản anh khổng lồ châu Á khống chế Biển Đông, tranh chấp chủ quyền với các nước láng giềng như Việt Nam và Philippines. Theo giới chuyên gia Tây phương, Trung Quốc tuy yếu hơn Mỹ nhưng có phương tiện đối phó. Vấn đề là nếu xảy ra xung đột trực diện, hậu quả sẽ vô cùng tai hại.
Biển Đông là khu vực nhạy cảm từ bốn thập kỷ qua. 80% diện tích vùng biển chiến lược với con đường hàng hải huyết mạch của kinh tế thế giới bị Trung Quốc xem là ao nhà. 

Trung quốc xây dựng, gia cố các đảo lớn nhỏ thành căn cứ quân sự, khu du lịch để khẳng định chủ quyền. Nếu tổng thống Barack Obama trước đây lên án Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông thì với Donald Trump, Hoa Kỳ tiến thêm một bước. Không kể thái độ công khai thân thiện với Đài Loan, chính quyền mới tại Washington qua phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer ngày 23/01/2017 cảnh báo Trung Quốc : Hoa Kỳ sẽ làm mọi cách không cho Trung Quốc xâm hại quyền lợi quốc tế tại Biển Đông. Hai tuần trước, ngoại trưởng tương lai Rex Tillerson báo trước « không cho Trung Quốc tiếp cận các đảo lấn chiếm ».

Phản ứng của Bắc Kinh không gây ngạc nhiên : kiên quyết bảo vệ chủ quyền không thể tranh cãi.
Trên thực tế, Trung Quốc cũng ý thức sức mạnh quân sự của mình có giới hạn. Theo nhà phân tích chiến lược Pháp Valérie Niquet được AFP trích dẫn, chính quyền Bắc Kinh biết là nếu xung đột trực diện với Mỹ thì sẽ thua . Do vậy, Trung Quốc dùng mưu mẹo khác, triển khai một lực lượng hải thuyền có khả năng phản ứng nhanh và làm cho Mỹ phải do dự trước viễn ảnh một cuộc chiến tranh tốn kém lớn tại châu Á.

Quân đội Trung Quốc hiện nay đã có trong tay 61 tàu ngầm trong đó có bốn chiếc chạy bằng điện hạt nhân, 19 chiếc khu trục hạm và 54 tàu tuần dương.
Bị Mỹ hù dọa, Trung Quốc cũng cố gắng phô trương gân bắp. Hải quân loan báo vừa đưa vào hoạt động khu trục hạm Xining (Tây Ninh), được xem là tối tân nhất với khả năng diệt « hàng không mẫu hạm ». Ngoài ra, Trung Quốc còn có những tên lửa chống hạm (DF-21 và DF-22) có thể buộc tàu chiến Mỹ không dám tiến gần.

Với một tàu sân bay Liêu Ninh duy nhất và lỗi thời mua lại của Ukraina, Trung Quốc dư sức hù dọa các quốc gia Đông Nam Á nhưng chắc chắn không thể đọ sức với hải quân Mỹ. Tuy nhiên, nếu biết cách tổ chức, với những phương tiện này, Trung Quốc vẫn có thể làm cho Mỹ e dè, theo nhận định của chuyên gia Nhật Bản Noburu Yamaguchi, đại học Tokyo.
Với nhịp độ chạy đua vũ trang để trỗi dậy làm đại cường, Trung Quốc đã tiến những bước rất dài trong hai thập niên qua nhưng vẫn không thấm vào đấu với tiến bộ quân sự của Mỹ. Phải mất thêm từ 20 đến 30 năm, Trung Quốc mới có hy vọng thu ngắn khoảng cách nhưng vấn đề là Hoa Kỳ không đứng yên, theo thẩm định của giáo sư James Char, đại học Nam Dương (Nanyang) ở Singapore.

Cho dù Trung Quốc phô trương tên lửa liên lục địa DF-41 có tầm phóng 14.000 km, trang bị 12 đầu đạn nguyên tử, đủ sức làm cho nước ngoài « kính nể » như Hoàn cầu Thời báo nhận định, Bắc Kinh vẫn phải cân nhắc lợi hại trước siêu cường.
Một nhược điểm mà Trung Quốc không thể che dấu là quân đội không có kinh nghiệm chiến trường và thiếu tinh tường kỹ thuật mới (chiến tranh với Việt Nam năm 1978 là trận cuối cùng).

Biết đánh thì không thắng mà đe dọa suông thì càng bị chính quyền Donald Trump xem thường.
Theo chuyên gia Valérie Niquet được trích dẫn bên trên, Bắc Kinh đứng trước một ván cờ tế nhị. Nếu lỡ bước khiêu khích làm Hoa Kỳ phải can thiệp thì hậu quả sẽ khó lường.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh <

Tuesday, 17 January 2017

Philippines ‘không cản Mỹ chặn TQ ở biển Đông’






       Trung Cng đang mc mi câu ca M
          Mi này đang gi ba ngàn t USD . 
          Chiến tranh , M đóng băng tin này . 
          M đâu cn đánh , Trung Cng cũng tan hàng . 
          Bao vây màn lưới Hàn , Nht , Phi , Úc , n . 
          Ngoi thương tê lit . Du khí , Nguyên liu thiếu trăm b
          Bn mt đu đn . M bn trăm đu . 
          B dâu thay đi còn đâu con rng .
          Vit nam xo trá trong lòng . 
          Chi b Cng sn nc dòng Đ tam . 
          Mng Đông dương tánh tham lam . 
          M nhìn Ngao , Sò  sn làm Ngư Ông . 


                         Hàn S




Than huu
SAIGON2016comeback
Kinh chuyen tiep,

Philippines ‘không cản Mỹ chặn TQ ở biển Đông’

15.01.2017


Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay.
Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay.

Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay hôm 14/1 nói với báo chí rằng Manila sẽ không ngăn Hoa Kỳ nếu nước này tính chặn Trung Quốc tiếp cận các đảo nhân tạo trên biển Đông.
“Nếu quyền lợi quốc gia của Mỹ là ngăn chặn Trung Quốc chiếm đóng các cấu trúc tranh cãi ở biển Đông, họ được tự do làm vậy vì đó là vùng lãnh hải quốc tế”, ông Yasay nói với tờ The Manila Times.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Philippines phát biểu như vậy ít ngày sau khi ông Rex Tillerson, ứng viên ngoại trưởng được Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề cử, phát biểu tại một cuộc điều trần ở thủ đô Washington rằng Trung Quốc cần phải bị bác quyền tiếp cận các đảo nhân tạo Bắc Kinh xây ở biển Đông.
Ông Tillerson nói tại Quốc hội Mỹ: “Chúng ta sẽ phải gửi một tín hiệu rõ ràng tới Trung Quốc rằng thứ nhất, việc xây đảo phải dừng, và thứ hai là quý vị sẽ không được cho phép tiếp cận các đảo đó”.
Ông Rex Tillerson trong buổi điều trần chuẩn thuận vị trí ngoại trưởng Mỹ hôm 11/1.
Ông Rex Tillerson trong buổi điều trần chuẩn thuận vị trí ngoại trưởng Mỹ hôm 11/1.
Hôm 13/1, tờ Hoàn cầu thời báo của nhà nước Trung Quốc cảnh báo Hoa Kỳ rằng chiến tranh sẽ bùng ra nếu Washington chặn Bắc Kinh tiếp cận các đảo nhân tạo trên vùng biển tranh chấp.
Trong khi đó, khi được hỏi về lời phát biểu của ông Tillerson, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng cho biết ông không trả lời các câu hỏi giả định, và rằng Bắc Kinh có quyền tiến hành “các hoạt động bình thường” trong lãnh thổ của mình.
Về phía Việt Nam, khi được hỏi về tuyên bố của ông Tillerson, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình hôm 12/1 nói rằng “duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở khu vực là mục tiêu và lợi ích chung của các nước trong và ngoài khu vực”.
Ông Bình nói: “Chúng tôi cho rằng các bên đều có trách nhiệm đóng góp mang tính xây dựng vào mục tiêu chung cũng như đảm bảo lợi ích chung này”.

__._,_.___

Posted by: Luong Nguyen 

Monday, 16 January 2017

Nhật Ký Biển Đông: Khi Tình Báo Trở Thành Công Cụ Chính Trị


Nhật Ký Biển Đông: Khi Tình Báo Trở Thành Công Cụ Chính Trị

Nhật Ký Biển Đông hai tuần đầu Tháng Giêng ghi nhận sự những biến chuyển quan trọng như sau:

Tình hình thế giới:
                -The Daily Beast ngày 4/1/2017: “Tờ Washington Post cho biết Dân Biểu Dana Rohrabacher (Cộng Hòa, California) là một trong những thành viên của Quốc Hội có chủ trương thân Nga sẽ thăm viếng Moscow  trong nỗ lực tìm hiểu xem có thể làm việc với Quốc Hội Nga (Duma) hay không. Thông báo được phổ biến ngay sau khi các giới chức Hoa Kỳ áp đặt cấm vận lên chính quyền của Tổng Thống Putin vì cho rằng Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống khiến nghiêng thắng lợi về phía Ô. Trump. Đây là cuộc thăm viếng chính thức của Tiểu Ban Âu Châu, Âu-Á và  Mối Đe Dọa Đang Nổi Lên  (House Subcommittee on Europe, Eurasia and Emerging Threats) mà ông làm chủ tịch. Trên CNN ngày 14/1/2017 , Ô. Dana Rohrabacher qua cuộc phỏng vấn phát thanh đã nói rằng các phần tử hiếu chiến ở Quốc Hội đã lạc điệu (wrong tone) khi gọi Ô. Putin là tội phạm chiến tranh, ám chỉ TNS Marco Rubio.

Hiện nay Ô. Trump đang gặp khó khăn ở ngay chính nội bộ Đảng Cộng Hòa khi hai con diều hâu ở Thượng Viện là John McCain và TNS Lindsey Graham có lập trường bài Nga kịch liệt, đe dọa ngăn chặn kế hoạch hòa dịu với Nga của Ô.Trump. Thế nhưng dù bị chống đối bởi hai ông này và sau khi gặp gỡ các giới chức cao cấp nhất về an ninh, tình báo, Ô. Trump vẫn cương quyết giữ vững lập trường hòa dịu với Nga. Theo AP ngày 7/1/2017, Ô. Trump đã nói trên Twitter như sau, “Chỉ những người ngu xuẩn hay điên khùng mới nghĩ rằng sẽ là điều xấu nếu có mối liên hệ tốt với Nga và ông gợi ý phương hướng của ông là cho phép các thế lực đối kháng của Mỹ cùng làm việc với nhau để giải quyết một số những vấn đề lớn thúc bách của thế giới…”

 Chưa chắc kế sách hòa dịu với Nga của Ô. Trump là xấu. Hợp tác với Nga để giải quyết một số vấn đề thúc bách của thế giới như: Chống khủng bố, sự sa lầy của Mỹ trong các cuộc chiến ờ Iraq, A Phú Hãn và Syria và căng thẳng leo thang, nguy cơ nổ ra thế chiến với Nga…trong khi Trung Quốc đang là một thảm họa cho Mỹ…đâu phải Ô. Trump không có đầu óc, không có chiến lược? Nếu Ô. McCain là một nhà lãnh đạo tài ba thì ông đã thắng Ô. Obama trong cuộc chạy đua năm 2004 rồi. Đằng này ông thua đau đớn và cả Ô. Lindsey Graham nữa, hai lần ứng cử cũng không qua nổi vòng sơ bộ. Hãy để cho Ô. Trump làm việc rồi phê bình sau. Đừng làm “kỳ đà cản mũi”. Stephen Cohen -giáo sư nghiên cứu về Nga của Đại Học New York trong một cuộc phỏng vấn trên Đài Truyền Hình Fox News ngày 13/1/2017 cho biết Hoa Kỳ đang phải đối đầu với những nguy hiểm nghiêm trọng do đó cần phải hợp tác với Nga. Các học giả nghiên cứu chính trị Mỹ đã nhìn thấy, nhưng các chính trị gia hiếu chiến Mỹ không nhìn thấy một cuộc đối đầu Nga-Mỹ sẽ gây thảm họa cho thế giới. Nga có thể chịu đựng được những tổn thất nặng nề nhưng  Mỹ thì không thể và khi đó nội bộ nước Mỹ sẽ xâu xé nhau và suy yếu - cơ hội bằng vàng để Hoa Lục ngoi lên bá chủ thế giới.

            -AP (Bắc Kinh) ngày 5/1/2017: “Đài Loan phản đối Việt Nam sau khi quốc gia này trục xuất về Hoa Lục bốn công dân Đài Loan bị cáo buộc dùng điện thoại để lường đảo người ở Trung Quốc và cho rằng Việt Nam đã hành động dưới áp lực của Bắc Kinh. Một số công dân Đài Loan ở khắp thế giới trong năm qua đã dính líu vào việc sử dụng hệ thống điện thoại để lường đảo. Các quốc gia như Mã Lai, Kampuchia và Kenya đã trục xuất những công dân này về Hoa Lục vì tôn trọng nguyên tắc “một nước Trung Hoa”. Đài Loan chỉ là một hòn đảo tự trị thuộc chủ quyền của Trung Quốc.”  Theo AFP ngày 14/1/2017, “Đài Loan phản đối Nigeria đã vô lý khi yêu cầu họ rút văn phòng đại diện tại thủ đô nước này sau khi Hoa Lục tuyên bố đầu tư thêm 40 tỉ đô-la vào Nigeria.”


            Hoa Lục đã dùng biện pháp “lấy thịt đô-la để đè người” hầu cô lập Đài Loan trên quy mô toàn thế giới mà Đài Loan khó chống đỡ. Thế mới hay trên cõi đời này sức mạnh ghê gớm không phải lý tưởng mà là tiền bạc. Đài Loan đang trong tình trạng “sống dở, chết dở”.


            -ABC News ngày 5/1/2016: “Phát ngôn viên của chính phủ Jordanie cảnh cáo rằng nếu Tổng Thống Tân Cử Donald Trump giữ đúng lời hứa trong lúc tranh cử là sẽ di chuyển Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Do Thái tới Jerusalem là lãnh thổ còn đang tranh chấp, sẽ tạo nên một thảm họa. Hành động như vậy sẽ ảnh hưởng tới quan hệ ngoại giao với Jordanie và các đồng minh trong vùng.” Tổng Thống Mahmoud Abbas của Palestines cũng vừa lên tiếng yêu cầu Ô. Trump đừng di chuyển tòa đại sứ Mỹ tới Jerusalem. Một hành động như thế sẽ chôn vùi giải pháp hai nhà nước và đổ thêm dầu vào các phong trào cực đoan, quá khích. Ô. Abbas cũng có cuộc họp riêng với GH. Francis tại Vatican. Vào ngày 11/1/2017, ABC News đưa tin, “72 quốc gia sẽ tham dự cuộc họp về Hòa Bình Cho Trung Đông tổ chức tại Pari vào ngày 15/1/2017 nhưng vắng mặt Tổng Thống Abbas của Palestines và Thủ Tướng Netanyahu của Do Thái đã coi hội nghị này như một lường đảo để chống lại Do Thái.” Theo AP ngày 15/1/2017, bản công bố của hội nghị quốc tế là tín hiệu mạnh mẽ gửi tới Ô. Trump và Do Thái là - thế giới muốn hòa bình và hai quốc gia là giải pháp duy nhất để đạt mục tiêu đó và yêu cầu Ô. Donald Trump hỗ trợ cho giải pháp này. Khoảng vài trăm người thân Do Thái đã biểu tình bên ngoài tòa đại sứ Do Thái ở Paris để lên án hội nghị thượng đỉnh này.

            Để tìm kiếm sự ủng hộ về tài chánh của Do Thái, Ô. Trump trong lúc tranh cử, đã “hứa liều” mà không cần nghĩ tới hậu quả. Jordanie là đồng minh truyền thống của Hoa Kỳ tại Trung Đông mà lên tiếng thì vấn đề không dễ dàng như Ô. Trump tưởng. Sau ngày 20/1/2017 Ô. Trump sẽ phải thực hiện nhiều lời hứa vô cùng khó khăn như: Xây bức “Vạn Lý Trường Thành” tại biên giới Mỹ-Mễ Tây Cơ, hủy bỏ hai hiệp ước kinh tế TPP và NAFTA, hủy bỏ thỏa hiệp hạt nhân với Ba Tư, hủy bỏ chương trình ObamaCare, trục xuất di dân bất hợp pháp, tạm thời ngăn cấm người Hồi Giáo tại những khu vực có khủng bố vào Hoa Kỳ, gia tăng thuế nhập cảnh để giữ không cho các công ty Hoa Kỳ bỏ chạy qua Mễ Tây Cơ, gia tăng thuế xuất 35% để cân bằng mậu dịch với Trung Quốc, tạo 100 triệu công ăn việc làm cho Hoa Kỳ, ủng hộ tối đa lực lượng cảnh sát đang bị giết hại vì phong trào bắn cảnh sát, chăm sóc và tận tình giúp đỡ cựu chiến binh…trong khi đó phải thực hiện lời hứa “diệt nhanh, diệt gọn” Nhà Nước Hồi Giáo và giải quyết ba cuộc chiến Iraq. Syria và A Phú Hãn và sự căng thẳng mỗi ngày mỗi leo thang ở Biển Đông và nguy cơ nổ ra Đệ III Thế Chiến với Nga.


Thú thực, nếu tôi là Ô. Trump, khi nghĩ tới những lời hứa trong lúc tranh cử thì mồ hôi trong người tôi tháo ra, ăn không ngon, ngủ không yên.


            -CNN ngày 6/1/2017: “Hải Quân Hoa Kỳ sẽ gửi máy bay trang bị hệ thống cảnh báo/radar tân tiến tới Nhật Bản để phát hiện phi cơ chiến đấu tàng hình giữa lúc Hoa Lục đã tiến bộ trong việc chế tạo máy bay có thể lẩn tránh được hệ thống dò tìm/radar.”

            -The Washington Post ngày 6/1/2017: “Vào ngày 6/1/2017, hàng trăm thiết vận xa, xe tăng và đại  bác tự động của Mỹ từ tàu đã được chuyển lên bờ tại Cảng Bremerhaven của Đức để di chuyển tới Đông Âu hầu tăng cường khả năng ngăn chặn một cuộc xâm lăng có thể xảy ra từ Nga. Khoảng 3,500 binh sĩ thuộc sư đoàn bộ binh tại Fort Carson, Colorado sẽ đến với những chiến cụ này bao gồm 87 xe tăng, 144 chiến xa vào hai tuần tới. Việc triển khai này là khởi đầu của đợt mới của Chiến Dịch Quyết Tâm Đại Tây Dương (Operation Atlantic Resolve), báo trước sự liên tục hiện diện của một trung đoàn thiết giáp Mỹ tại Âu Châu, chín tháng luân phiên. Sứ mạng này để giúp giảm bớt mối lo của Estonia, Latvia, Lithuania và Ba Lan và một vài đồng minh NATO khác trước thái độ hiếu chiến và bất định của Nga.”


            -ABC News ngày 6/1/2017: “Do Thái đã cắt 6 triệu đô-la đóng góp hằng năm cho Liên Hiệp Quốc để trả đũa vụ Hội Đồng Bảo An LHQ đã biểu quyết một nghị quyết lên án việc xây dựng các khu định cư đã vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế.” Trong khi đó Hạ Viện Hoa Kỳ đã đồng thanh biểu quyết lên án Liên Hiệp Quốc đã ban hành một quyết định kết án Do Thái xây dựng khu định cư để lấn đất của người Palestines. Để xem LHQ thắng hay Do Thái và Hoa Kỳ thắng. Trong khi đó đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ khuyên Ô. Trump không nên cắt số tiền đóng góp cho LHQ.


Tình hinh Syria:
-Reuters ngày 4/1/2017: “Các viên chức LHQ cho biết hằng ngàn dân đã bắt đầu trở lại khu vực đông
Aleppo trước đây do phiến quân chiếm đóng trong băng giá và đổ nát ngoài sức tưởng tượng. Theo Ô. Sajjad Malik - đại diện của LHQ tại Syria, trong hai ngày vừa qua, khoảng 2,200 gia đình đã trở lại khu Hanono.”
-ABC News ngày 9/1/2017, “Ô. Assad nói rằng ông sẵn sàng thương thảo với phe phiến quân tất cả mọi thứ tại những phiên họp dự trù vào cuối tháng này tại Kazakhstan. Hiện nay Ô. Assad đang thương thảo trên thế mạnh sau khi chiếm toàn bộ Aleppo.”

Tình hình Biển Đông:
            -Reuters ngày 3/1/2017: “Với ý muốn thực tập trên biển với Phi Luật Tân để giúp nước này chống khủng bố và cướp biển, Nga đã gửi hai tàu chiến tới Manila trong một cuộc tiếp xúc đầu tiên về hải quân giữa hai nước trong trong khi Mỹ  là đồng minh trụ cột của Phi và là kẻ thủ truyền thống của Nga. Tàu Đô Đốc Tributs săn tàu ngầm và tàu chở dầu Bons Butoma đã ghé Phi vào chiều tối Thứ Ba trong bốn ngày thăm viếng và thủy thủ đoàn sẽ biểu diễn khả năng chống khủng bố và thảo luận với các giới chức hải quân Phi Luật Tân.” Trong chuyến viếng thăm hữu nghị năm ngày, Chuẩn Đô Đốc/Đề Đốc Eduard Mikhailov- Phó Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương của Nga nói rằng, “Các bạn có thể chọn hợp tác với Hoa Kỳ hay hợp tác với Nga. Nhưng với chúng tôi, các bạn sẽ nhận được sự trợ giúp những gì bạn muốn.” Theo Business Insider ngày 4/1/2017, “Đại Sứ Nga tại Phi Luật Tân cho biết, Nga sẵn sàng cung cấp cho Phi Luật Tân những vũ khí phức tạp/tinh vi bao gồm cả máy bay và tàu ngầm để trở thành “bạn thân” với quốc gia có liên hệ truyền thống với Hoa Kỳ đang đa phương hóa quan hệ ngoại giao của mình.” Tin tức mới nhất cho biết Tổng Thống Duterte dự trù thăm Nga vào Tháng Tư năm nay.

            Đây là bước đi khá táo bạo của Phi. Trong khi Việt Nam là đồng minh truyền thống của Nga nhưng cũng chưa bao giờ tiến hành diễn tập quân sự chung với Nga, nguyên do:
-Dĩ nhiên là Việt Nam sẽ không bao giờ thao diễn quân sự chung với Hoa Lục, ngoại trừ quân đội hai bên thăm viếng xã giao.
-Nếu Việt Nam thao diễn quân sự chung với Mỹ, tức khiêu khích Hoa Lục, một hành động gây căng thẳng vô ích. Xin nhớ cho, thao diễn quân sự “sát nhà người ta” có nghĩa là răn đe, khiêu khích.
-Nếu Việt Nam thao diễn quân sự chung với Nga, tức khiêu khích Mỹ, sẽ làm tổn thương tới quan hệ Việt-Mỹ.

            Ngoại giao đa phương có nghĩa là “làm bạn với tất cả”, cân bằng ảnh hưởng giữa các siêu cường và nhất là không bao giờ gây căng thẳng, bất ổn trong khu vực. Ngoại giao đa phương cũng giống như một ông bạn hiền hòa, tự lập, tự trọng nhưng không làm mất lòng ai. Vào ngày 9/1/2017, Business Insider cho biết, “Phi Luật Tân đang chung quyết một thương thảo về an ninh với Nga, cho phép lãnh đạo hai quốc gia thăm viếng lẫn nhau và quan sát những cuộc thao diễn quân sự, nhưng cùng lúc cũng trấn an Hoa Kỳ là những mối liên hệ với Nga không làm ảnh hưởng tới quan hệ đồng minh lâu đời (Mỹ).”

-VnPlus ngày 10/1/2017: “Theo hãng thông tấn Tokyo, Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe và phu nhân sẽ thăm Việt Nam từ ngày 16/1 tới 17/1/2017 trong chuyến công du kéo dài sáu ngày tới Phi Luật Tân, Úc Đại Lợi, Nam Dương, nhằm tăng cường hợp tác với các nước ở vành đai Thái Bình Dương. Đây là chuyến công du Việt Nam lần thứ hai của thủ tướng Nhật và cũng để chuẩn bị cho chuyến thăm của Nhật Hoàng vào Tháng Tư. Chuyển động dồn dập cho thấy Nhật Bản coi Việt Nam là đồng minh chiến lược tại Á Châu  dù không nói ra. Theo Daily Mail, trong chuyến viếng thăm Phi Luật Tân ngày 12/1/2017, Ô. Abe bày tỏ sự ủng hộ Ô. Duterte trong cuộc chiến chống ma túy khi hai bên gặp nhau tại Manila. 

Vào ngày hôm sau, Ô. Abe ăn sáng với Ô. Duterte tại căn nhà khiêm tốn của ông tại Davao và ông đã đặt tên cho con đại bàng Phi Luật Tân là “Anh Đào” (Sakura) một loại hoa nổi tiếng của Nhật Bản để bày tỏ sự trân trọng với Ô. Abe. Cuộc viếng thăm hai ngày của Ô. Abe là chuyến đầu tiên của hai lãnh tụ kể từ khi Ô. Duterte nhậm chức vào năm ngoái, làm nổi bật vai trò quan trọng của Nhật Bản tại Đông Nam Á vốn là các người hợp tác hàng đầu về thương mại và nhận viện trợ. Ô. Abe cố giữ mối liên lạc mạnh mẽ với Phi Luật Tân trong lúc nước này xa dần Hoa Kỳ và ngả về phía Trung Quốc và Nga.” Thế mới hay, làm ăn buôn bán và trợ giúp bạn bè, nhưng khiêm tốn, nhất là không bao giờ can dự vào chuyện nhà người ta là những yếu tố giúp Nhật Bản thành công ở Đông Nam Á. Chưa có một cường quốc nào trên thế giới có một chính sách ngoại giao khôn khéo như Nhật Bản. Chuyện Ô. Obama lên án và đe dọa đưa Ô, Dutete ra Tòa Án Hình Sự Quốc Tế đã gây ra thảm họa ngoại giao cho Hoa Kỳ. Thế mới hay trên đời này không có cái gì toàn vẹn. Nhân quyền là con dao hai lưỡi. Được tiếng là ta đây nhân đạo nhưng dần dần mất hết bạn bè và chuốc lấy oán hận.

Trong lúc đó Ô. John Kerry tới Việt Nam trong chuyến thăm cuối cùng, chắc chắn là để “mách nước” cho Việt Nam về cách đối phó với chính sách mới của Ô. Trump - đặc biệt là vấn đề hủy bỏ Hiệp Định TPP. Còn Ô. Nguyễn Phú Trọng lại đi Bắc Kinh gặp Ô. Tập Cận Bình “để bàn về những vấn đề hợp tác lớn”. Thế nhưng tờ Hoàn Cầu Thời Báo lại nói rằng Hoa Lục sẽ không chịu khoanh tay nhìn Ấn Độ bán hệ thống hỏa tiễn Akash cho Việt Nam. Theo Business Insider, “Việt Nam biết rằng họ không bao giờ có thể chống lại Trung Quốc (châu chấu đá xe) nhưng họ nghĩ rằng họ có thể gây thiệt hại cho Trung Quốc nếu họ tăng cường vũ khí thêm chút nữa. Và Ấn Độ với mối liên hệ lâu đời với Việt Nam sẽ sẳn lòng là người hợp tác.” (Vietnam knows it can never stand up to China, but it figures it can inflict more damage on China if it bolsters its weapons hardware a bit more. And India, with its long-time strong relations with Vietnam, is a very willing partner).

Nhận Định:

CBS News ngày 7/1/2017 đưa tin, “Tinh thần của cơ quan tình báo Mỹ xuống thấp giữa những chỉ trích của Ô. Donald Trump về báo cáo Nga can dự vào cuộc bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ.”

Tin mới nhất lại cho biết tổng thanh tra Bộ Tư Pháp sẽ tiến hành cuộc điều tra Giám Đốc FBI về việc cơ quan này công bố tái xem xét hồ sơ Bà Clinton vào giờ phút chót của cuộc tranh cử khiến gây thiệt hại cho bà. Đây là màn cười ra nước mắt của FBI. Khi Ô. Comey đưa ra khuyến cáo không truy tố Bà Clinton thì Đảng Cộng Hòa chống đối, còn Dân Chủ thì khen ngợi hết mình. Thế nhưng do tìm thấy một số yếu tố mới, FBI cho biết sẽ mở cuộc điều tra bổ túc thì lập tức Đảng Dân Chủ quay sang tấn công Ô. Comey. Và nay, Bà Clinton thất cử, Ô. Comey và FBI trở thành “con dê tế thần”, “trăm dâu đổ đầu tằm” chi vì ông này mà tôi (Clinton) thất cử đây.


Xin nhớ cho, tình báo là gài người, là dò la, là mua tin, nay là xâm nhập vào hệ thống điện tử, nghe lén điện thoại để ăn cắp dữ kiện của đối phương, kể cả của đồng minh. Tình báo có thể đúng mà cũng có thể sai. Nếu kẻ địch cao tay ấn hơn sẽ cung cấp những tin tức giả hoặc ngụy tạo tin tức rồi “cố tình để hở” để kẻ thù mắc bẫy. Trong cuộc bầu cử vừa qua, hai Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ cạnh tranh quyền lực khốc liệt, an ninh tình báo không đơn thuần chỉ để phục vụ lợi ích quốc gia, và nó đã trở thành công cụ chính trị để triệt hạ nhau. Tào Tháo vì quá tin vào tin tức tình báo của Tử Cang cho nên đã thảm bại ở trận Xích Bích. Riêng bản thân tôi, dù không bỏ phiếu cho Ô. Trump hay Bà Clinton,  nhưng tôi không tin Nga có thể uốn nắn được đầu óc của cử tri Mỹ. Uốn nắn đầu óc của cử tri Mỹ là truyền thông Mỹ, là các tập đoàn tư bản kếch xù, các đoàn thể áp lực như: nhà thờ, công đoàn, các tổ chức của người Da Đen…Ô. Putin dù có tài kinh thiên động địa cũng không thể làm được. Ngoài ra nếu ứng cử viên đánh đúng vào khát vọng của quần chúng thì dù Ông Trời có xuống cũng không thể thay đổi được kết quả. Đừng đánh bóng Ô. Putin một cách quá đáng. Trước những cáo buộc dồn dập từ tình báo Mỹ, Nga đã lại lên tiếng bác bỏ và nói rằng, “Nó giống như một thủ đoạn để triệt hạ đối thủ chính trị” (It truly is reminiscent of a witch-hunt). 


Trước đây muốn triệt hạ một đối thủ chỉ cần nói họ là Cộng Sản. Và ngày nay chỉ cần dùng tình báo để nói rằng “có Nga dính vào”. Dân Biểu Da Đen John Lewis (Dân Chủ) vừa tuyên bố rằng Ô. Trump không phải là “tổng thống hợp pháp” vì Nga đã can dự, giúp Ô. Trump đắc cử. Ô. Obama đã dùng ngón đòn độc hiểm để đánh Ô. Trump trước khi giã từ Tòa Bạch Ốc.


Michael Hayden- Cựu Giám Đốc CIA và An Ninh Quốc Gia trong một cuộc phỏng vấn với CNN ngày 7/1/2017đã  nói rằng, “Chúng ta thấy ngay từ đầu, các cơ quan an ninh và tình báo Hoa Kỳ đã bị quăng vào giữa lằn ranh ở giữa lòng đường của bầu không khí cực kỳ chia rẽ của lưỡng đảng tại Hoa Thịnh Đốn. Cộng đồng tình báo không thể sống nổi khi nó bị quăng vào vị thế này. Nó sẽ chết.”  Phải, tình báo Hoa Kỳ sẽ chết hoặc sẽ bị tê liệt khi nó bị chính trị hóa. Nó chết là vì người dân sẽ không còn tin vào các phúc trình của cơ quan an ninh, tình báo nữa. Đây không phải là âm mưu của Nga mà do tham vọng bất chính của các chính trị gia Hoa Kỳ. An ninh, tình báo phải trung thực và phi chính trị. Vào năm 2003, vì muốn chiếm Iraq để khống chế kho dầu lửa cho nên theo lệnh của Ô. Bush Con, CIA đã ngụy tạo tin tức Saddam Hussein có một kho vũ khí giết người hàng loạt nếu không đánh Iraq thì thế giới sẽ lâm nguy…khiến gây thảm họa cho Hoa Kỳ. Khủng bố lan tràn ở Mỹ ngày hôm nay cũng là do cuộc chiến Iraq mà ra. Sai một li đi một dặm là như thế đó.

Hiện nay các cơ quan an ninh, tình báo Hoa Kỳ đang nằm trong cơn lốc tranh chấp quyền lực. Nó như cánh chim trong cơn bão. Chưa biết số phận ra sao. Thế mới hay vì tham vọng chính trị, vì muốn bám lấy quyền lực, người ta có thể làm đủ mọi thứ cho quyền lợi của đảng mình mà không cần biết đất nước ra sao.

Đào Văn Bình

(California ngày 15/1/2017)

 

 


__._,_.___

Posted by: Binh Dao <

Thursday, 12 January 2017

Oanh tạc cơ Trung Quốc xâm nhập vùng ADIZ Nhật, Hàn

Oanh tạc cơ Trung Quốc xâm nhập vùng ADIZ Nhật, Hàn

media
Chiến đấu cơ J-11 của Trung Quốc. Reuters
Hôm qua, 09/01/2017, Nhật Bản và Hàn Quốc phải cho nhiều máy bay chiến đấu cất cánh, sau khi Trung Quốc đưa một đội phi cơ, gồm nhiều oanh tạc cơ chiến lược xâm nhập khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) của hai nước tại eo biển Triều Tiên.
Theo hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap, khoảng 10 máy bay chiến đấu Trung Quốc đã đi vào vùng nhận dạng phòng không Hàn Quốc KADIZ trong nhiều giờ (từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều), buộc không quân nước này phải đưa 10 chiến đấu cơ, bao gồm F-15Ks và KF-16s, lên để ngăn chặn. Máy bay Hàn Quốc đã gửi tín hiệu cảnh báo đến phi cơ Trung Quốc. Cùng lúc đó, Không Quân Hàn Quốc cũng báo động phía Trung Quốc, qua đường dây nóng giữa lực lượng không quân hai nước.
Các phi cơ Trung Quốc xâm nhập vào khu vực ADIZ của Hàn Quốc, gần cụm đảo đá Ieo (trên quốc tế là Socotra), cách tỉnh đảo Jeju của Hàn Quốc khoảng 150 km về phía tây nam. Cụm đảo đá Ieo do Hàn Quốc kiểm soát.
Trong khi đó, kênh truyền thông Nhật Bản NKH TV, dẫn lại nguồn tin từ bộ Quốc Phòng nước này, cho biết trong phi đội Trung Quốc nói trên có 6 oanh tạc cơ chiến lược H-6. Đội máy bay Trung Quốc bay xuyên qua eo biển Triều Tiên về hướng biển Nhật Bản, trước khi trở về Biển Hoa Đông. Bộ Quốc Phòng Nhật Bản cũng khẳng định nhiều chiến đấu cơ đã được lệnh cất cánh để canh chừng, cho dù máy bay Trung Quốc không xâm phạm không phận Nhật Bản.
Việc chiến đấu cơ Trung Quốc đi qua eo biển Triều Tiên không phải là hiếm. Hồi tháng Giêng năm ngoái, hai máy bay Trung Quốc đã đi qua khu vực này, và ba chiếc khác hồi tháng 8/2016. Nhưng đây là lần đầu tiên gần đây nhất Trung Quốc cử một số lượng lớn máy bay như vậy.
Theo báo chí Hàn Quốc, vùng nhận dạng phòng không không được coi là thuộc chủ quyền quốc gia của nước nào, nhưng theo thông lệ quốc tế, các máy bay quân sự khi đi qua khu vực này cần « xin phép ».
Báo Chosun Ilbo Hàn Quốc dẫn một nguồn tin chính phủ theo đó, « vụ xâm nhập này dường như là nhằm để gửi các tín hiệu cảnh cáo đến Hàn Quốc, sau khi Seoul chấp thuận kế hoạch triển khai hệ thống lá chắn tên lửa THAAD của Hoa Kỳ ».
Diễn biến nói trên xảy ra không lâu sau loạt tập trận rầm rộ với đạn thật của hải quân Trung Quốc tại các vùng biển giáp với Hàn Quốc và Nhật Bản, cuối năm 2016. 

Biển Đông : Tuần duyên Nhật tăng cường hoạt động giúp Đông Nam Á

media
Philippines và Nhật Bản tập trận thường niên chống hải tặc tại vịnh Manila ngày 13/07/2016, một ngày sau khi Tòa án La Haye ra phán quyết về Biển Đông.TED ALJIBE / AFP
Bắt đầu từ tháng Tư 2017, lực lượng Tuần Duyên Nhật Bản sẽ triển khai kế hoạch đào tạo đồng nghiệp tại các nước Đông Nam Á với mục tiêu giúp các nước này nâng cao năng lực giám sát Biển Đông. Vế đào tạo này sẽ bổ sung cho việc chính quyền Nhật Bản cung cấp thêm tàu tuần duyên cho các đối tác như Việt Nam hay Philippines để kháng lại các hành động ngày càng quyết đoán của Trung Quốc trên Biển Đông.
Theo nhật báo Yomiuiri Shimbun (Nhật Bản) ngày 10/01/2017, để tiến hành công việc đào tạo, Tuần Duyên Nhật Bản sẽ thành lập ngay một đơn vị đặc biệt chuyên trách việc giúp các đối tác Đông Nam Á, cung cấp giảng viên, đào tạo cán bộ, mở rộng diện quốc gia được cử người đến đào tạo tại Nhật Bản, tổ chức hội thảo quốc tế để tăng cường quan hệ và học tập kinh nghiệm về duy trì luật lệ trên biển.
Báo The Diplomat, trụ sở tại Nhật Bản, khi đề cập đến kế hoạch này trong một bài phân tích ngày 10/01, cho rằng cơ quan mới của Tuần Duyên Nhật sẽ đánh dấu một bước ngoặt trong sự can dự của Tokyo vào lãnh vực bảo đảm an ninh hàng hải trên Biển Đông.
Ngoài các nước ASEAN như Philippines và Việt Nam mà Nhật Bản đã có quan hệ đối tác chặt chẽ trong lãnh vực an ninh trên biển, hay là những nước như Malaysia và Indonesia đã có sẵn lực lượng tuần duyên (một lực lượng mà không phải nước Đông Nam Á nào cũng có), cơ quan mới của Tuần Duyên Nhật có thể lôi kéo các nước khác vào cuộc, cho phép Tokyo đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành lực lượng chấp pháp biển trong vùng.
Việc đào tạo năng lực cho Thái Lan hay Miến Điện có ý nghĩa sâu xa, vì hai nước này là những tác nhân không thể thiếu vắng trong việc bảo đảm an ninh dọc theo vùng Vịnh Bengal hay biển Andaman.
Riêng về Biển Đông, báo chí Nhật Bản nói chung đều cho rằng vấn đề ứng phó với các sự cố hoặc thiên tai đã trở thành những nhu cầu tối quan trọng, bên cạnh các diễn biến phức tạp khác liên quan đến vấn đề tranh chấp chủ quyền. Trong bối cảnh đó, việc hoàn thiện các lực lượng tuần duyên để duy trì trật tự an ninh đang trở thành một nhiệm vụ cấp bách.
Theo nhật báo Yomiuri, khi quyết định cho lực lượng tuần duyên can dự trực tiếp vào Biển Đông, các quan chức Nhật Bản đã xuất phát từ nhận định theo đó các hành vi ngày càng hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông, trong đó có việc quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Trường Sa, là một nhân tố gây bất ổn định.
Chính vì vậy mà Nhật Bản cần giúp toàn khu vực tăng cưởng năng lực xử lý các vấn đề trên biển. Trong việc này, vai trò của các lực lượng tuần duyên đặc biệt quan trọng vì có tác dụng giúp các bên tránh xảy ra xung đột quân sự.
Trong thời gian qua, Bắc Kinh đã không ngần ngại cho tàu Hải Cảnh (tức là tuần duyên) vào các vùng biển mà Việt Nam, Philippines hay một vài nước khác đòi chủ quyền. Thực tế đó đã thúc giục các nước Việt Nam, Philippines, Indonesia là phải hoàn thiện lực lượng tuần duyên còn non trẻ của mình, để có thể ứng phó có hiệu quả với tình hình mà Trung Quốc tạo nên. Việt Nam chẳng hạn, chỉ mới lập ra lực lượng Cảnh Sát Biển vào năm 2013, và Indonesia một năm sau.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Năm quan chức cao cấp của Nga bị Mỹ trừng phạt


Năm quan chức cao cấp của Nga bị Mỹ trừng phạt

media
Alexander Bastrykin, chủ tịch Ủy ban điều tra Nga, tại điện Kremlin, 01/12/2016.REUTERS/Maxim Shemetov/File photo
Mười ngày trước khi Donald Trump chính thức bước vào Nhà Trắng, chính quyền tổng thống Obama hôm qua, 09/01/2017, đã đưa ra các lệnh trừng phạt mới đối với 5 quan chức cao cấp của Nga, trong đó có một đồng minh thân cận của tổng thống Vladimir Putin.
Hãng tin Reuters cho biết, ông Alexandre Bastrikine, giám đốc Ủy ban điều tra của Nga, đồng thời là một đồng minh thân cận của tổng thống Vladimir Putin và 4 quan chức cao cấp khác của Matxcơva đã bị Washington trừng phạt theo đạo luật Magnitski, một đạo luật về nhân quyền, được đặt theo tên một luật sư Nga đã bị sát hại khi bị giam trong nhà tù ngay tại Nga. Trong số những quan chức này, có hai người bị nghi ngờ có liên quan tới cái chết của cựu điệp viên Alexandre Litvinenko tại Luân Đôn năm 2006. Theo đạo luật Magnitski, 5 quan chức này của Nga sẽ bị cấm vào nước Mỹ và bị phong tỏa tài sản tại Mỹ.
Theo thông báo của bộ Tài chính Mỹ, các biện pháp trừng phạt này không liên quan tới cáo buộc của Washington về các vụ tấn công tin tặc của Nga nhằm tác động lên chiến dịch tranh cử tổng thống tại Mỹ.
Đáp lại lệnh trừng phạt của Mỹ, hôm nay điện Kremlin lên án Mỹ tiến thêm một bước để phá hoại quan hệ Nga-Mỹ. Phát ngôn viên điện Kremlin Dmitri Peskov lấy làm tiếc là trong nhiệm kỳ thứ hai của tổng thống Obama, quan hệ giữa Matxcơva và Washington đã xuống thấp tới mức chưa từng thấy.
Nói đến cáo buộc về tấn công mạng, điện Kremlin cho biết cảm thấy « mệt mỏi ». Phát ngôn viên phủ tổng thống Nga một lần nữa khẳng định: những cáo buộc này là « hoàn toàn không có cơ sở ».
Từ Matxcơva, thông tín viên RFI Muriel Pomponne giải thích :
« Matxcơva chỉ trích « tính không chuyên nghiệp » của các cáo buộc trong bản báo cáo mà cơ quan tình báo Mỹ công bố hôm thứ Sáu tuần trước. Ông Dmitri Peskov, phát ngôn viên của điện Kremlin tuyên bố với báo giới : « Đây là những lời tố cáo hoàn toàn không có cơ sở và rất không chuyên nghiệp, và bắt đầu làm chúng tôi mệt mỏi ».
Dùng lại từ ngữ của tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump, ông Peskov gọi đây là một « vụ săn đuổi phù thủy đích thực », và một lần nữa phủ nhận việc Matxcơva có liên quan tới các vụ tấn công tin tặc nhằm làm mất uy tín của ứng viên Dân Chủ và tăng cơ may đắc cử cho ứng viên Cộng Hòa trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
Khi được hỏi về phản ứng của tổng thống Nga, ông Dmitri Peskov trả lời là chắc chắn là phần nổi của bản báo cáo này đã gây ra sự thất vọng. Ông cũng cho biết không một cuộc gặp nào giữa hai ông Poutin và Donald Trump được dự kiến tổ chức trước khi ông Trump chính thức nhậm chức tổng thống. Mọi cuộc tiếp xúc sẽ được chuẩn bị kỹ càng, do mức độ xuống cấp của mối quan hệ giữa hai nước »

Nghị sĩ Nga cáo buộc danh sách đen của Mỹ là 'hành động chọc tức'

  • 7 giờ trước
Ông Lugovoi cáo buộc Tổng thống Barack Obama có hành động chọc tức Nga trong những ngày cuối cùng của chính quyền ông
Ông Lugovoi cáo buộc Tổng thống Barack Obama có hành động chọc tức Nga trong những ngày cuối cùng của chính quyền ông
Một trong năm người Nga có tên tuổi bị Hoa Kỳ đưa vào danh sách đen cáo buộc động thái này là hành động "chọc tức" cuối cùng trước khi Tổng thống Barack Obama nhượng quyền cho ông Donald Trump.
Nghị sĩ Andrei Lugovoi, một trong hai nghi phạm đầu độc cựu tình báo KGB Alexander Litvinenko ở London năm 2006, nói ông thấy ngạc nhiên vì động thái này.
Ông Trump, người nhậm chức tổng thống hôm 20 tháng Một, hứa sẽ phục hồi quan hệ gần gũi hơn với Nga.
Người phát ngôn điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, nói ông hy vọng mối quan hệ giữa hai nước sẽ được cải thiện "sớm".
35 nhà ngoại giao Nga đã bị trục xuất từ đất Mỹ sau khi Mỹ cáo buộc Nga có chiến dịch tin tặc để ảnh hưởng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Nga phủ nhận cáo buộc này là cuộc "săn phù thủy".
Giới chức Hoa Kỳ nói vụ trừng phạt năm người Nga được tuyên bố hôm thứ Hai không liên quan đến vụ tin tặc mà thực hiện theo Luật Magnitsky 2012. Bộ luật này được lập ra để trừng phạt những kẻ vi phạm nhân quyền và cấm họ không được tới Mỹ và phong tỏa tài sản của họ ở Mỹ.
Hai người đàn ông bị truy nã ở Anh vì đã sát hại Litvinenko, ông Lugovoi và Dmitry Kovtun, cũng nằm trong danh sách này.
Fellow blacklisted politician Alexander Bastrykin has previously said inclusion on the Magnitsky list
Một chính trị gia khác cũng ở trong danh sách đen, ông Alexander Bastrykin, từng nói được vào danh sách Magnitsky "sẽ là một vinh dự lớn".
Alexander Bastrykin, trưởng Ban Điều tra Nga, cũng nằm trong danh sách. Ông này phụ trách cuộc điều tra vụ Sergei Magnitsky bị bắt giữ và chết trong khi bị cảnh sát bắt giam và là người kết luận cảnh sát không gây tội nào.
Ông này trước đây từng nói được vào danh sách Magnitsky "sẽ là một vinh dự lớn".
Hai người còn lại là người đứng đầu Ngân hàng Universal Savings Bank, ông Gennady Plaksin và cựu quan chức cơ quan điều tra, ông Stanislav Gordiyevsky.
Tuy nhiên hôm thứ ba ông Lugovoi nói ông ta "thấy bối rối".
"Tôi nghĩ là [Tổng thống] Obama đang vội vàng trước khi bàn giao đặc quyền để làm hại và chọc tức Nga bằng mọi cách có thể, và điều này đã dẫn tới nhiều chuyện kỳ cục", hãng tin Nga RIA Novosti dẫn lời ông Lugovoi.

"Mối quan hệ xuống cấp chưa từng thấy"

Ông Peskov nói với các nhà báo ở Moscow rằng động thái trừng phạt 5 người Nga này "là các bước làm mối quan hệ giữa chúng ta ngày càng xuống cấp".
Ông từ chối không bình luận liệu Nga có trả đũa không.
Về di sản của chính quyền Obama, ông Peskov nói: "Chúng tôi chỉ có thể thể hiện sự thất vọng sâu sắc rằng trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Obama, chúng ta thấy sự xuống cấp chưa từng có và kéo dài trong quan hệ song phương.
"Chúng tôi tin chắc rằng điều này không có lợi cho chúng tôi, hay những người ở Washington. Chúng tôi nghĩ thật đáng tiếc là điều này đã xảy ra. Đồng thời, chúng tôi vẫn hy vọng rằng bằng cách này hay cách khác chúng tôi có thể sớm tìm được hướng đi tích cực hơn cho mối quan hệ với Hoa Kỳ."
Ông Litvinenko qua đời sau khi uống trà nhiễm chất phóng xạ hiếm tại một khách sạn ở London.
Cả ông Lugovoi và ông Kovtun đều phủ nhận có liên quan đến vụ sát hại này, và các nỗ lực để dẫn độ hai ông về Anh đều thất bại.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh