Friday, 30 September 2016

Biển Đông : Nhật Bản và Singapore kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế........Trung Quốc cảnh cáo Nhật Bản tham gia tuần tra Biển Đông

 

Biển Đông : Nhật Bản và Singapore kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế

media
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long (trái) và đồng cấp Nhật Bản Shinzo Abe tại Tokyo ngày 28/09/2016.REUTERS/Kim Kyung-Hoon

Nhân chuyến công du Nhật Bản trong vòng 4 ngày khởi sự từ đầu tuần, vào hôm qua, 28/09/2016, thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã hội đàm với đồng nhiệm Nhật Bản Shinzo Abe tại Tokyo. Hồ sơ Biển Đông là một trong những chủ đề thảo luận và hai bên đã gián tiếp nhắc nhở Trung Quốc về sự cần thiết phải tôn trọng luật pháp quốc tế.

Trong buổi họp báo chung sau cuộc họp, hai thủ tướng Nhật Bản và Singapore đã xác nhận là tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông có nằm trong chương trình thảo luận giữa hai lãnh đạo. Theo thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, thì ông và đồng nhiệm Singapore Lý Hiển Long đã nhất trí về « tầm quan trọng của luật pháp và sự hợp tác trong cộng đồng quốc tế ».

Riêng thủ tướng Lý Hiển Long thì khẳng định rõ là dù không phải là một nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, và không thiên vị bên tranh chấp nào, nhưng Singapore cũng có « những lợi ích then chốt để bảo vệ ».

Đó là quyền tự do hàng hải và hàng không, cũng như một « trật tự khu vực và thế giới dựa trên luật pháp, một trật tự cần thiết để duy trì và bảo vệ các quyền, đặc quyền của mọi nước cũng như thể hiện sự tôn trọng đầy đủ các quy trình pháp lý và ngoại giao trong việc giải quyết tranh chấp ».

Hai thủ tướng Shinzo Abe và Lý Hiển Long được cho là đã muốn nhắc nhở Trung Quốc về sự cần thiết phải tôn trọng luật lệ quốc tế, điều mà Bắc Kinh đã coi thường khi phủ nhận phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye ngày 12/07/2016 bác bỏ yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông.

Ngoài hồ sơ Biển Đông, lãnh đạo Nhật Bản và Singapore cũng nêu bật sự cần thiết của hiệp định tự do mậu dịch Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP mà ông Lý Hiển Long xem là một thỏa thuận « chiến lược quan trọng ».

Thủ tướng Singapore đã khuyến khích Tokyo sớm phê chuẩn hiệp định này và cho rằng : « Sự tham gia của Nhật Bản (trong TPP) rất quan trọng vì Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai trong khối và là nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới ».


Trung Quốc cảnh cáo Nhật Bản tham gia tuần tra Biển Đông

mediaTàu chiến Mỹ USS Mustin ( trái) và chiến hạm Nhật Bản JS Kirisam trong một lần thao dượt chung tại Biển Đông ngày 21/04/2015.U.S. Navy/Handout via REUTERS

 Nhật Bản đang « đùa với lửa » qua dự án tăng cường mạnh mẽ các hoạt động tại Biển Đông, tham gia tuần tra chung trên biển với Mỹ. Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm nay 29/09/2016 tuyên bố như trên, cảnh cáo rằng Bắc Kinh sẽ không khoanh tay đứng nhìn trước tình hình này. 

Phát ngôn viên bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân (Yang Yujun) nói : « Chúng tôi phải long trọng tuyên bố với Nhật Bản rằng đó là một sai lầm. Tiến hành các cuộc tuần tra chung hoặc các cuộc tập trận trên vùng biển thuộc về Trung Quốc, là Nhật đang đùa với lửa. Quân đội Trung Quốc sẽ không đứng khoanh tay nhìn ». Tuy nhiên phát ngôn viên này không nói chi tiết sẽ hành động như thế nào.

Reuters nhắc lại, Trung Quốc yêu sách hầu như toàn bộ Biển Đông và nhiều lần tố cáo điều mà Bắc Kinh gọi là sự can thiệp của Hoa Kỳ và đồng minh Nhật Bản tại vùng biển này.
Tokyo củng cố quan hệ trong khu vực, đặc biệt là với Việt Nam và Philippines vốn phản đối những đòi hỏi chủ quyền Biển Đông của Trung Quốc. Trong chuyến thăm Washington tháng này, bộ trưởng Quốc phòng Nhật, bà Tomomi Inada đã cho biết Nhật Bản muốn giúp đỡ các nước láng giềng tăng cường năng lực để đối phó với tham vọng của Bắc Kinh.

Hồi tháng Bảy, Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye sau khi xem xét đơn kiện của Philippines đã ra phán quyết khẳng định yêu sách chủ quyền Biển Đông dựa trên đường lưỡi bò tự vẽ của Bắc Kinh là không có cơ sở pháp lý. Bắc Kinh lập tức bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng tài.


TT Duterte: Vấn đề Biển Đông cần giải quyết theo luật pháp quốc tế

media
Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang ( phải) đón tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tại phủ chủ tịch, Hà Nội trước khi hội đàm ngày 29/09/2016.REUTERS/Luong Thai Linh/Pool

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte gặp gỡ các lãnh đạo Việt Nam hôm nay 29/09/2016, nhằm thúc đẩy một liên minh đang nảy nở nhưng bấp bênh, do thái độ nghi kỵ Mỹ và cởi mở với Trung Quốc của tân tổng thống. Ông Duterte khẳng định vấn đề Biển Đông cần được giải quyết dựa trên luật pháp quốc tế.

Sáng nay tại Hà Nội, chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đã hội đàm với tổng thống Rodrigo Duterte. Về vấn đề Biển Đông, trang web chính phủ cho biết hai bên cam kết duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, tự do hàng hải và hàng không cũng như thương mại trong khu vực.

Đàm phán song phương hay đa phương với Trung Quốc?
Việt Nam và Philippines kêu gọi các bên kềm chế, không sử dụng vũ lực ; tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao, pháp lý ; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Hai bên cũng tái khẳng định ủng hộ triển khai Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) và hợp tác nhằm đạt được Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC).

Tin mới nhất từ trang rappler.com cho biết, phía Philippines cho rằng đàm phán song phương với Trung Quốc là cần thiết, nhưng có vẻ phía Việt Nam hướng về đàm phán đa phương trong vấn đề Biển Đông.

Hà Nội và Manila ủng hộ lẫn nhau nhằm hoàn thành tối vai trò nước chủ nhà ASEAN 2017 của Philippines và APEC 2017 của Việt Nam, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực.
Tổng thống Philippines mong muốn tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, trong đó an ninh quốc phòng là trụ cột ; và phát huy các cơ chế hợp tác song phương hiện có, nhất là cơ chế đối thoại chính sách cấp thứ trưởng quốc phòng.
Hai bên sẽ chia sẻ kinh nghiệm chống các loại tội phạm ma túy, buôn người, công nghệ cao, chống khủng bố. Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhân dịp này cũng đề nghị Philippines xem xét trả tự do cho các ngư dân Việt Nam đang bị giam giữ.
Cùng ngày, ông Duterte đã đến chào tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, hội kiến thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và tiếp đoàn đại biểu doanh nghiệp Việt Nam.

Manila rời xa, Hà Nội xích lại gần Mỹ
Việt Nam và Philippines đã xích lại gần nhau hơn trong bối cảnh cùng bị Trung Quốc ức hiếp khi hung hăng xác quyết chủ quyền Biển Đông. Nhưng những phát biểu thô bạo của ông Duterte đối với đồng minh Mỹ và ngược lại rất tích cực về Trung Quốc, theo Reuters, có thể không phù hợp với các lãnh đạo Việt Nam vốn điềm đạm và chừng mực hơn.
Trước cuộc hội đàm, ông Duterte đã gây hồi hộp khi trong cuộc gặp cộng đồng người Philippines tại Hà Nội tối qua, tuyên bố rằng cuộc tập trận sắp tới với Hoa Kỳ sẽ là lần cuối cùng trong nhiệm kỳ của ông, và sẽ chấm dứt tuần tra chung.

Hôm nay ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay nói rằng sẽ tập trận chung với Mỹ năm 2017, nhưng vấn đề này sẽ được xem xét lại trong năm 2018. Ông khẳng định Philippines không muốn có một đồng minh quân sự nhưng muốn là bạn bè với tất cả các nước.

Reuters nhận định, trong khi quan hệ giữa Philippines và Hoa Kỳ đang chao đảo - ông Duterte giận dữ vì bị Mỹ chỉ trích về cuộc chiến chống ma túy đẫm máu, quan hệ Việt-Mỹ lại nhanh chóng tiến triển, sau vụ Bắc Kinh cho kéo giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 đến vùng biển Hoàng Sa năm 2014. Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng Năm đã loan báo dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí có từ nửa thế kỷ qua.

Chuyên gia Murray Hiebert của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Washington cho rằng tính khí bốc đồng của ông Rodrigo Duterte khiến Việt Nam e ngại cho quan hệ đối tác chiến lược được thiết lập dưới thời người tiền nhiệm Benigno Aquino.Theo ông Hiebert, ông Duterte có thể tham khảo các lãnh đạo Việt Nam về cách xử lý mối quan hệ với Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản hiện đang trong « bối cảnh rất phức tạp ».

Còn nhà phân tích Lê Hồng Hiệp nhận định : « Việt Nam không muốn ông Duterte đạt được một thỏa thuận với Trung Quốc về Biển Đông, làm phương hại đến Việt Nam và các nước khác có liên quan ».


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Thursday, 29 September 2016

Hạ Viện Mỹ đả kích thái độ rụt rè của chính quyền Obama về Biển Đông

Begin forwarded message:
From: "'dinhthong3Gmail'
Date: September 24, 2016 at 12:19:34 PM PDT
To: <Undisclosed-Recipient:;>
Subject: [VN-TD] Fw: Hạ Viện Mỹ đả kích thái độ rụt rè của chính quyền Obama về Biển Đông
Reply-To: VN-TD
 

                   Hạ Viện Mỹ đả kích thái độ rụt rè
       của chính quyền Obama về Biển Đông

                    Hạ Viện Mỹ đả kích thái độ rụt rè của chính quyền Obama về Biển Đông
           bien-dong
Ngày 21/09/2016, tiểu ban Hải Lực (Seapower and Projection Forces) thuộc Ủy Ban Quân Lực Hạ Viện Mỹ đã mở phiên điều trần về Biển Đông, và đã nghe tham luận của 3 chuyên gia tên tuổi. Không...

       Hạ Viện Mỹ đả kích thái độ rụt rè của chính quyền Obama về Biển Đông

                Trọng NghĩaĐăng ngày 23-09-2016 Sửa đổi ngày 23-09-2016 17:01
media

Một chiếc tàu hải cảnh Trung Quốc (P) sử dụng vòi rồng tấn công tầu hải cảnh Việt Nam trên Biển Đông, gần quần đảo Hoàng Sa. Ảnh chụp ngày 03/05/2014.

Reuters/Vietnam Marine Guard

Ngày 21/09/2016, tiểu ban Hải Lực (Seapower and Projection Forces) thuộc Ủy Ban Quân Lực Hạ Viện Mỹ đã mở phiên điều trần về Biển Đông, và đã nghe tham luận của 3 chuyên gia tên tuổi. Không hẹn mà gặp, tất cả các ý kiến đều nêu bật thái độ bị cho là quá rụt rè của chính quyền Obama, với hệ quả là đã không ngăn cản được việc Bắc Kinh áp đặt được quyền kiểm soát thực tế trên khu vực Biển Đông.

  
Trong tuyên bố khai mạc buổi điều trần với chủ đề « Hải lực tại Biển Đông » (Seapower and Projection Forces in the South China Sea), dân biểu Randy Forbes, chủ tịch tiểu ban Hải Lực, chuyên trách các vấn đề liên quan đến Hải Quân Mỹ, đã không ngần ngại đánh giá rằng chiến lược xoay trục qua châu Á-Thái Bình Dương của chính quyền Obama là một chủ trương đúng đắn. Vấn đề là những biện pháp cụ thể và mạnh mẽ để thể hiện chiến lược đó không đủ để chống lại đà vươn lên về quân sự và thái độ càng lúc càng hung hăng của Trung Quốc.

Dân biểu Forbes đã tỏ ý rất quan ngại trước nguy cơ Trung Quốc lợi dụng thời cơ mấy tháng cuối trong nhiệm kỳ của tổng thống Mỹ Barack Obama để « thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông, mở rộng việc bồi đắp bãi Scarborough, tăng tốc quân sự hóa các đảo nhân tạo (tại Trường Sa)… nhằm thách thức quyết tâm của Hoa Kỳ ».

Trong tình hình đó, Mỹ cần phải có biện pháp mạnh để răn đe không cho Bắc Kinh tiến hành các việc đó, và theo ông Forbes, các ý kiến của giới chuyên gia rất cần thiết để có thể chống lại sự hung hăng của Trung Quốc, trấn an các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ trong khu vực và duy trì một thế cân bằng quân sự ổn định trong vùng châu Á-Thái Bình Dương.

Trong các tham luận của mình, các chuyên gia được mời góp ý – từ James Kraska, giáo sư luật quốc tế tại Học Viện Hải Chiến Hoa Kỳ (US Naval War College), và Andrew Erickson, giáo sư tại Viện Nghiên Cứu về Hàng Hải Trung Quốc cũng thuộc Học Viện Hải Chiến Mỹ, cho đến bà Bonnie Glaser, chuyên gia nghiên cứu Châu Á tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS, tất cả đều đã phê phán một số hành vi bị xem là quá rụt rè của chính quyền Obama trong việc chống lại những hành vi coi thường luật pháp quốc tế của Bắc Kinh tại Biển Đông.

Các chuyên gia đã cho rằng các động thái như không dám gọi các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông là « phi pháp », hay là việc tuần tra nửa vời bên trong vùng 12 hải lý của các đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Trường Sa, đều phản tác dụng, không những không răn đe được Trung Quốc, mà thậm chí còn khuyến khích Bắc Kinh « khẳng định chủ quyền một cách phi pháp trên một số đảo trong vùng ».
  •  







__._,_.___

Posted by: Tamika Ito 

Biển Đông gây nhiễu quan hệ Trung Quốc – Singapore

 

Biển Đông gây nhiễu quan hệ Trung Quốc – Singapore

media
Yêu sách của các bên tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.Reuters

Có lẽ chưa bao giờ Singapore và Trung Quốc lại có những lời lẽ nặng nề với nhau công khai như vậy. Đại sứ Singapore tại Bắc Kinh Stanley Loh hôm qua cáo buộc tờ Hoàn Cầu 
Thời Báo, một tờ báo Nhà nước của Trung Quốc, đã ngụy tạo câu chuyện về việc Singapore đòi đưa quan điểm của Philippines về vụ kiện Biển Đông vào văn kiện kết thúc hội nghị thượng đỉnh các quốc gia không liên kết ( NAM ), diễn ra tại Venezuela trong tháng này.

Tờ Hoàn Cầu Thời Báo ngày 21/09 vừa qua khẳng định rằng Singapore đã nài nỉ về chuyện Biển Đông cho đến tận đêm, khiến đại biểu nhiều nước rất khó chịu. Nhưng theo đại sứ Stanley Loh, phái đoàn nước này không hề có những hành động như vậy ở thượng đỉnh NAM, tức là không hề nêu vấn đề Biển Đông cũng như phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực về vụ kiện Biển Đông.
Đại sứ Singapore cho biết, các đoạn nói về Đông Nam Á, trong đó có đề cập đến Biển Đông, vẫn được ghi trong văn kiện của thượng đỉnh NAM từ năm 1992 và thường xuyên được cập nhật dựa trên lập trường chung của các nước ASEAN. Chỉ có lần này ASEAN không đồng ý với đoạn về Biển Đông được ghi trong văn kiện của thượng đỉnh tại Venezuela, vì đoạn này bị xem là không phản ánh đúng diễn tiến tình hình Biển Đông hiện nay.

Ông Stanley Loh đã đòi Hoàn Cầu Thời Báo đính chính và đăng toàn bộ lá thư của ông. Nhưng tờ báo này sau đó đã không đính chính mà lại đăng một bài khác, trong đó tổng biên tập Hồ Tích Tiến ( Hu Xijin ) khẳng định bài báo đầu tiên được viết dựa trên một nguồn “đáng tin cậy” tại thượng đỉnh NAM và phóng viên báo này đã thực hiện những cuộc phỏng vấn “nghiêm chỉnh”. Không những thế, tổng biên tập Hoàn Cầu Thời Báo còn cáo buộc Singapore ủng hộ Philippines và Việt Nam về những đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông và “gây tổn hại lợi ích của Trung Quốc” vì để cho lực lượng Mỹ trú đóng.

Hôm nay, tờ Hoàn Cầu Thời Báo còn tỏ vẻ đắc thắng đăng thêm bài thứ ba khẳng định là bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã bác bỏ những cáo buộc của đại sứ Singapore. 

Thực tế là hôm qua, bộ Ngoại Giao Trung Quốc có nói rằng “một số quốc gia”, không được nêu tên cụ thể, đã đòi phải nhấn mạnh vấn đề Biển Đông trong văn kiện thượng đỉnh NAM.

Cuộc khẩu chiến giữa đại sứ Singpapore và tờ Hoàn Cầu Thời Báo cho thấy hồ sơ Biển Đông đang gây nhiễu mối quan hệ giữa hai quốc gia này.

 Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu đứng hàng thứ hai của Singapore và Singapore cũng là một trong những nước đầu tư nhiều nhất vào Trung Quốc. Tuy nhiên, trong năm qua, Singapore đã tăng cường quan hệ quân sự với Hoa Kỳ, đặc biệt qua việc cho phép triển khai máy bay do thám Poseidon của Mỹ tại nước này. Singapore cũng đang thăm dò khả năng đưa binh lính nước này sang đảo Guam của Mỹ để được huấn luyện.

Chuyên gia về an ninh châu Á-Thái Bình Dương Alex Neil, thuộc Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược ở Singapore, được tờ Financial Times trích dẫn hôm nay cho biết Bắc Kinh rất bực bội vì Singapore tuy nói sẽ không nghiêng về bên nào, nhưng lại tăng cường quan hệ với Mỹ.

Ông Alex Neil cũng lưu ý rằng những bài đăng trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo thường thể hiện quan điểm của những thành phần bảo thủ nhất trong Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Tháng 8 vừa qua, chính tổng biên tập Hồ Tích Tiến đã nói rằng những quan điểm của ông cũng là quan điểm của nhiều quan chức chính quyền Bắc Kinh. 

Ông Hồ Tích Tiến tuyên bố: “Họ không được tự do phát biểu, nhưng tôi thì có thể nói.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Wednesday, 28 September 2016

Venezuela « bán đứng » vấn đề Biển Đông như thế nào


Venezuela « bán đứng » vấn đề Biển Đông như thế nào

media
Hội nghị thượng đỉnh Phong trào Phi Liên Kết, ở Porlamar, đảo Margarita, Venezuela, ngày 17/09/2016RONALDO SCHEMIDT / AFP

Vì sao phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye bị chận trong thượng đỉnh phong trào Phi Liên Kết ? Hoàn Cầu Thời Báo, thuộc xu hướng chủ chiến tại Trung Quốc chỉ trích Singapore gây áp lực đòi Phong Trào Phi Liên Kết (NAM) đưa phán quyết của Toà Trọng Tài vào bản tuyên bố chung nhân thượng đỉnh lần thứ 17 tại Venezuela.

 Chuyện gì đã xảy ra ? Hư thực ra sao ?

Trước hết, trong bài tổng kết về thượng đỉnh các nước không liên kết tại Venezuela trong hai ngày 17 và 18/09/2016, Hoàn Cầu Thời Báo cho là phái đoàn Singapore đã gây sức ép, buộc hội nghị phải đưa phán quyết của Toà Trọng Tài La Haye, phủ nhận đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc, vào văn kiện làm cơ sở cho tổ chức hoạt động trong ba năm tới. Đại diện của Singapore còn dùng lời lẽ nặng nề để công kích những thành viên chống lại ý định đưa phán quyết La Haye vào hồ sơ Biển Đông.

Theo trang mạng The Straites Times của Singapore ngày 27/09/2016, đại sứ Singapore tại Bắc Kinh đã cực lực phản đối cáo buộc của Hoàn Cầu Thời Báo và yêu cầu tờ báo này phải đăng cải chính « thông tin dối trá ». Đề nghị này không được đáp ứng.

Qua phóng viên của The Straites Times và đại sứ Singapore tại Bắc Kinh, độc giả biết rõ một số sự kiện mà dường như Hoàn Cầu Thời Báo không muốn cho công luận Trung Quốc am tường :

Một là chính nước Lào, với tư cách chủ tịch luân lưu của ASEAN, từ tháng 7, đã thông báo với Iran, chủ tịch Các Nước Phi Liên Kết về nhu cầu « cập nhật hóa » tình hình Biển Đông nhân thượng đỉnh vào tháng 9 tại Venezuela . Hồ sơ Biển Đông được ASEAN chuẩn bị từ hai tháng trước chứ không phải hấp tấp đưa ra vào giờ chót như báo đảng Trung Quốc cáo buộc.

Điểm thứ hai là khi Venezuela thay Iran làm chủ tịch, thì Caracas từ chối yêu cầu của ASEAN ghi thêm phán quyết La Haye vào chương Biển Đông.

Điểm thứ ba, là từ khi Biển Đông được đưa vào hồ sơ Đông Nam Á vào năm 1992, mỗi lần họp thượng đỉnh Phi Liên Kết, hồ sơ Biển Đông bao giờ cũng được « cập nhật hóa », trừ lần này.

Trước lập trường của Venezuela, xem thường quyền lợi của các thành viên ASEAN, trưởng đoàn Lào Kham-Inh Khitchadeth đã tỏ thái độ « thất vọng ». Ông nhấn mạnh, Biển Đông là vấn đề « sinh tử của hoà bình, ổn định, an ninh và hợp tác của Đông Nam Á ».

Câu hỏi đặt ra là vì sao Venezuela bất chấp quyền lợi của các thành viên Đông Nam Á trong nhóm Phi Liên Kết ? Vì sao cơ quan tuyên truyền của đảng Cộng sản Trung Quốc không đưa tin đa chiều ? Và vì sao không đăng bài phản bác của đại sứ Singapore cho người Trung Quốc suy xét ?

Theo Tân Hoa Xã, bên lề Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ngày 22/09, ngoại trưởng Vương Nghị tuyên bố Trung Quốc sẽ gia tăng hợp tác giúp Venezuela đối phó với khủng hoảng kinh tế. Caracas được Bắc Kinh cho vay 50 tỷ đôla, trả nợ bằng dầu hỏa. Đầu năm 2015, tổng thống Nicolas Maduro bay sang Bắc kinh cầu cứu và xin triển hạn thời gian trả nợ.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Bắc Kinh quyết thống trị Biển Đông để lập cấm địa cho tàu ngầm

 
http://kyvancuc.files.wordpress.com/2011/01/h-26.jpghttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi5Azrx6wWqVhzEbVtB8VJ_HmVPVSpQiuZCqh4xX6PIqkQc3k8v9bcm1QiUXLI3FShTM4Ah0x-O1szudA2e4YOWqTzhkmF_VyHY8F9eC20Po5Tvqg2mnblCjHiTeocYTaHonpif2GrPZBIg/s1600/Babui-bon+ban+nuoc+ba+dinh-danlambao-s.jpg

Bắc Kinh quyết thống trị Biển Đông để lập cấm địa cho tàu ngầm

Hải quân Trung Quốc nhân cuộc tập trận chung với Nga, ngoài khơi Quảng Đông, kết thúc. Ảnh ngày 19/09/2016.REUTERS/Stringer


Diễn văn mới nhất của tổng thống Mỹ Barack Obama tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã chứa đựng một lời công kích nhắm vào các hành động hung hăng của Bắc Kinh nhằm quân sự hóa « một vài mỏm đá và rạn san hô » ở Biển Đông. Đối với tổng thống Mỹ : « Một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp dựa trên pháp luật sẽ mang lại một sự ổn định lớn hơn nhiều ».
 
Trên nhật báo Ấn Độ Times of India ngày 24/09/2016, nhà nghiên cứu lão luyện Nayan Chanda, tác giả tập biên khảo nổi tiếng Anh em thù địch – Brother Enemy – viết về tình hình Đông Dương sau ngày 30/04/1975, xuất bản năm 1986 – đã cho rằng : nếu mục tiêu cốt lõi của Trung Quốc là làm chủ Biển Đông, thì việc xây dựng sân bay và triển khai tên lửa trên các hòn đảo mới bồi đắp chỉ là điều rất nhỏ.

Thống trị Biển Đông là bước đầu cần yếu để trở thành cường quốc biển
Trong thực tế, theo chuyên gia người Ấn Độ này, giới lãnh đạo Bắc Kinh có một mục tiêu chiến lược bao quát hơn nhiều, một điều mà tổng thống Obama không thể công khai nói đến : Đó là thiết lập quyền thống trị trên Biển Đông, một chặng thiết yếu đầu tiên của Trung Quốc trên bước đường thực hiện tham vọng trở thành cường quốc biển khơi, một điều mà chắc hẳn Washington không hỗ trợ.

Khi tuyên bố rằng Biển Đông là « lợi ích cốt lõi » của họ, ngang hàng với Đài Loan và Tây Tạng, loại trừ hẳn khả năng thỏa hiệp hoặc đàm phán trên vấn đề này, Bắc Kinh đã nhấn mạnh giá trị chiến lược mà họ gắn cho Biển Đông.

Trên bề mặt, tuyên bố về lợi ích cốt lõi này có vẻ kỳ lạ bởi vì, ngoài việc đòi hỏi quyền sở hữu một cách mơ hồ, nhân danh chủ quyền lịch sử, trên một vùng biển rộng lớn, dồi dào tài nguyên dầu mỏ và ngư nghiệp (một đòi hỏi đã bị một tòa án quốc tế phủ nhận), Trung Quốc đã không hề cho thấy rõ ràng là họ tìm kiếm gì tại vùng biển nước nông là Biển Đông.

Dùng cả thủ đoạn ngoại giao lẫn võ lực để cản trở Việt Nam
Một số lợi ích của Trung Quốc trong vùng biển rất hiển nhiên : Bắc Kinh đã cho khoan dò dầu khí ở vùng Biển Đông, đã tìm cách lôi kéo các tập đoàn dầu mỏ nước ngoài bằng cách giao thầu khai thác, trong lúc lại dùng các thủ đoạn ngoại giao và cả sức mạnh cụ thể để cản trở không cho các nước khác, ví dụ như Việt Nam, thăm dò.

Trung Quốc cũng đã đơn phương cấm đánh bắt cá trong vùng biển của các láng giềng vào một số thời điểm nhất định trong năm, và gần đây còn đòi ngư dân từ các nước khác phải xin phép trước khi vào Biển Đông đánh bắt. Trung Quốc đã mở rộng đáng kể đội tàu tuần duyên của họ, trang bị vũ khí mạnh cho các chiếc tàu này, đồng thời khuyến khích đội tàu đánh cá của họ tích cực đến hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế các nước láng giềng.

Mỹ và nhiều nước khác đã phản đối việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, bị cho là có tác dụng cản trở quyền tự do hàng hải, điều mà Bắc Kinh đã mạnh mẽ phủ nhận. Thật vậy, việc hạn chế sự tự do hàng hải sẽ đi ngược với lợi ích kinh tế của Trung Quốc. Dẫu sao thì 80% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc được vận chuyển qua Biển Đông, chưa kể đến khối xuất khẩu khổng lồ của nước này.

Thế nhưng, điều mà Trung Quốc thực sự muốn làm là ngăn chặn các hoạt động do thám của tầu thuyền và phi cơ Mỹ trên Biển Đông. Theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, tàu và máy bay nước ngoài được phép đi qua vô hại vùng đặc quyền kinh tế mở rộng của một nước khác.

Độc chiếm Biển Đông để tạo nên vùng cấm Hải Quân ngoại quốc
Tuy nhiên, từ năm 2001 – sau vụ một chiếc phi cơ Trung Quốc bị rơi sau khi cố gắng cản đường một máy bay do thám Mỹ ở phía nam đảo Hải Nam - đã liên tiếp xẩy ra một số sự cố, với việc quân đội Trung Quốc quấy nhiễu tàu hải quân và nghiên cứu hải dương học của Mỹ trên vùng biển quốc tế. Trong bối cảnh đó, tại sao Trung Quốc lại cố sức thiết lập quyền thống trị trong khu vực Biển Đông ?

Các chuyên gia nghiên cứu lãnh vực lập kế hoạch và triển khai lực lượng quân sự đã kết luận rằng điều mà Bắc Kinh muốn là tạo ra một vùng cấm hải quân ngoại quốc để bảo vệ lực lượng tàu ngầm còn non trẻ của Trung Quốc.

Trong hai thập niên qua, họ đã xây dựng một căn cứ tàu ngầm được bảo vệ chặt chẽ ở Tam Á, nằm sâu dưới các tảng đá trên đảo Hải Nam. Vấn đề mà Trung Quốc phải đối mặt trong việc triển khai tàu ngầm có vũ khí hạt nhân của họ từ Tam Á ra vùng biển khơi ngoài Thái Bình Dương chính là vùng nước nông của Biển Đông.

Do việc tàu ngầm Trung Quốc vẫn rất « ồn », hành trình đi về phía tây của họ sẽ bị phát hiện. Hiện nay, để tránh bị dò tìm, tầu ngầm Trung Quốc chỉ có thể sử dụng một con kênh nước sâu mang tên Bashi nằm giữa Đài Loan và Philippines, ở độ sâu 4.000 mét. Thế nhưng nơi này gần như là liên tục nằm trong tầm giám sát của Mỹ và Hải Quân các nước khác. Khi bố trí chiến đấu cơ và tên lửa tầm ngắn trên chuỗi đảo nhân tạo mà họ đã bồi đắp và quân sự hóa ở Biển Đông, Trung Quốc muốn gây khó khăn cho đối thủ trong công việc giám sát, đồng thời tăng cường khả năng gây nguy hiểm cho kẻ thù.

Mỹ phản ứng yếu ớt trong lúc Trung Quốc hùng hổ lấn tới
Mỹ tất nhiên, đã cho biết sẽ tiếp tục thực hiện các chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải tại các vùng biển bị Trung Quốc đòi chủ quyền một cách phi pháp. Trong thực tế, các động thái mang tính biểu tượng như vậy đã trở nên thưa thớt tạo nên sự hoài nghi về quyết tâm của Mỹ trong việc thách thức các yêu sách của Trung Quốc.

Trong khi đó thì Bắc Kinh đang dần tăng cường sức mạnh hải quân của họ, gia tăng số tàu ngầm hạt nhân, và cử chiến hạm ra tận Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Thỏa thuận gần đây với Djibouti đã cung cấp cho Trung Quốc một căn cứ quân sự đầu tiên ở hải ngoại, nơi hải quân Trung Quốc có thể đưa tàu vào trú ẩn và nhận tiếp tế.

Các « mỏm đá và rạn san hô » được quân sự hóa có thể có hậu quả nghiêm trọng hơn là những gì tổng thống Mỹ Obama đã nêu lên tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.

                    
http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2014/07/IMG_2535.jpg

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Tuesday, 27 September 2016

TRUNG QUỐC CHO 40 PHI CƠ NÉM BOM CHIẾN LƯỢC BAY TRÊN BIỂN TRANH CHẤP VỚI NHẬT BẢN HÔM CHỦ NHẬT 25/9 ĐỂ CHUẨN BỊ CÔNG BỐ VÙNG ADIZ


Mời đọc Bản Tin của Hạnh Dương:



TRUNG QUỐC CHO 40 PHI CƠ NÉM BOM CHIẾN LƯỢC BAY TRÊN BIỂN TRANH CHẤP VỚI NHẬT BẢN HÔM CHỦ NHẬT 25/9 ĐỂ CHUẨN BỊ CÔNG BỐ VÙNG ADIZ
Sunday, September 25, 2016:
Trung Quốc chuẩn bị công bố vùng Nhận diện Phòng không trên biển tranh chấp
đảo Senkakuvới Nhật Bản mà Bắc Kinh gọi là Diaoyu (Điếu ngư).
Đảo Senkaku (Điếu ngư) của Nhật đã lâu đời, do một tư nhân làm chủ, năm 2011 chính phủ Nhật
đã mua lại và đặt Radar bảo vệ Nhật nằm sát Trung Quốc nên Bắc Kinh tranh chấp nói là của họ
Vị trí đảo Senkaku của Nhật và đường màu Đỏ là vùng đặc quyền kinh tế của Nhật; nhưng Trung Quốc
tự vẽ đường màu Vàng bao gồm đảo Senkaku mà Trung Quốc nói đó là đảo Diaoyu của Trung Quốc
VietPress USA (25/9/2016): Hồm nay Chủ Nhật 25/9, bất ngờ Trung Quốc cho tăng cường nhiều chuyến bay loại dội bom chiến lược tầm xa trên vùng biển tranh chấp đảo Điếu Ngư (Senkaku) của Nhật Bản. 


Các chuyến bay chiến lược đường xa nầy của Trung Quốc bay qua eo biển giữa Nhật Bản và Trung Quốc để đi tham dự cuộc tập trận tại vùng biển Tây Thái Bình Dương.


Chiến hạm Trung Quốc tập trận với Nga trên Biển Đông
Đảo Senkaku là của một tư nhân Nhật Bản từ lâu đời; nhưng vào năm 2011 chính phủ Nhật đã mua lại đảo nầy và đặt các dàn Radar quân sự và hệ thống bảo vệ an ninh lãnh thổ của Nhật Bản. Phản ứng của Trung Quốc là tuyên bố đảo Senkaku nguyên là của tổ tiên ông bà hằng nghìn đời trước của Trung Quốc gọi tên là đảo Diaoyu  mà tiếng Việt Nam gọi là đảo Điếu Ngư.


Trung Quốc đã đưa tàu chiến nhiều lần định tấn công xâm nhập, nhưngThủ tướng Nhật Shinzo Abe đã cứng rắn cho các máy bay tiêm kích F-15 của Nhật lên đối đầu và được hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ yểm trợ nên Trung Quốc không thể chiếm được đảo. 


Tháng 11/2013, Trung Quốc công bố Vùng nhận diện phòng không trên vùng biển phía đông Trung Quốc gọi là East China Sea cấm bất cứ máy bay các nước bay trên vùng trời của Biển nầy bao gồm vùng biển giữa eo biển Nhật và Trung Quốc và vùng biển của Nam Hàn và Đài-Loan. Vùng nhận diện Phòng không nầy gọi là ADIZ (Air Defense Identification Zone) buộc các máy bay nước ngoài bay qua phải khai báo loại máy bay gì, chuyên chở những gì để được Trung Quốc cho phép bay qua. Hoa Kỳ và các nước đồng minh cho đó là hành vi vi phạm luật tự do Hàng không và Hàng hải quốc tế trên vùng biển và không phận quốc tế.


Ba ngày sau khi Trung quốc công bố ADIZ thì Hoa Kỳ đã cho 2 pháo đài bay B-52 bay lượm mấy vòng trên vùng trời ADIZ đó, tiếp theo là máy bay chiến đấu cơ của Nam Hàn và của Nhật Bản bay theo mà Trung Quốc im lặng không có một động thái nào.


Hải quân Nga tập trận bắn đạn thật trên Biển Dông
với Hải quân Trung Quốc từ 14 đến 19/9/2016
Sau phiên họp Thượng đĩnh G-20 vào hai ngày 04 và 05/9/2016 tại Hàng Châu ở Trung Quốc, Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố Nga ủng hộ lập trường của Trung Quốc không công nhận phán quyết của Tòa án Trọng tài Quốc tế về chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Hoa Nam tức Biển Đông. Tiếp theo đó, ngày 14/9 đến 19/9/2016 Hải quân Nga và Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông nằm sát bờ Trung Quốc (http://www.vietpressusa.com/2016/09/nga-va-trung-quoc-tap-tran-ban-that.html).


Nay Nga và Trung Quốc chuẩn bị tập trận bắn đạn thật trên biển phía Tây Thái Bình Dương nên Trung Quốc hôm nay cho các máy bay ném bom chiến lược tầm xa bay qua eo biền Miyako Strait giữa Nhật Bản và Trung Quốc.


Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc là Shen Jinke hôm qua Thứ Bảy 24/9/2016 cho hay trong ngày Chủ Nhật 25/9/2016 sẽ có 40 máy bay ném bom chiến lược tầm xa và các chiến đấu cơ khác của Trung Quốc bay qua eo biển giữa Nhật và Trung Quốc tại vùng giữa eo biển Miyako và đảo Okinawa của Nhật để tập trận tại vùng biển Tây Thái Bình Dương và để kiểm soát vùng Nhận diện Phòng không ADIZ nhằm bảo vệ chính quyền và lãnh thổ của Trung Quốc.


Bản công bố của Shen Jinke đăng trên Website của Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng "Các máy bay chiến lược của Trung Quốc bay qua trên eo biển giửa Trung Quốc và đảo Okinawa để xem xét canh chừng các máy bay nước ngoài bay vào vùng cấm bay của Trung Quốc nhằm có biện pháp đối đầu đáp trả với mọi đe dọa trên không để bảo vệ không phận Trung Quốc"


Lợi dụng tình thế hiện nay Hoa Kỳ đang chuẩn bị ngày bầu cử Tổng thống vào 08/11/2016 sắp tới nên Trung Quốc và Nga đồng loạt đẩy mạnh các áp lực quân sự. Hải quân Nga quấy rối liên tục các chiến hạm của Hoa Kỳ trên Vịnh Ba-Tư và eo biển Hormuz; trong khi Trung Quốc quậy phá vùng Biển Nam Trung Quốc (tức Biển Đông) tranh chấp với Việt Nam, Philippines và mở rộng áp lực lên vùng biển Đông Trung Quốc tranh chấp với Nhật Bản.


Hải quân Nhật Bản vẫn tiếp tục cho các máy bay kiển soát PC3 bay trên vòm trời đảo Senkaku và Nhật cũng như Hoa Kỳ sẽ sẵn sàng đối đầu khi Nga hay Trung Quốc mở cuộc tấn công trước. 

Mời Đọc Tiếp Tại Link:
__._,_.___

Posted by: VietPress USA News Agency 



       Mỹ Trung thi đua chém gió, ai làm gì nhau ? Trước động thaí "ưa chuộng hoà bình" cuả chính quyền Obama, mà quốc hội Hoa Kỳ đã chỉ trích là "rụt rè" lẽ đâu Tập cướp biển không biết. Phú Vân.


----- Forwarded Message -----
From: Quyet Nong <
Sent: Monday, September 26, 2016 7:13 AM
Subject: 1 DĐKTTG Hơn 40 máy bay Trung Quốc tập trận tại miền Tây Thái Bình Dương

Hơn 40 máy bay Trung Quốc tập trận tại miền Tây Thái Bình Dương


RFA
2016-09-25
051_XxjpbeE001270_20160706_TPPFN0A001.jpg
Siêu máy bay vận tải Y-20 của Trung Quốc.
 AFP
Hơn 40 máy bay Trung Quốc gồm các loại chiến đấu cơ và máy bay ném bom bay hành quân ngang qua eo biển Miyako để ra tham gia một cuộc tập trận của nước này tại miền Tây Thái Bình Dương. Eo biển Miyako nằm giữa Quần đảo Nhật bản và căn cứ quân sự Okinawa của Mỹ.
Người phát ngôn Bộ quốc phòng Trung Quốc nói rằng cuộc hành quân là để theo dõi, đánh giá một cách kỹ lưỡng sự xâm nhập của không quân đối phương vào vùng nhận diện phòng không của Trung Quốc, từ đó đưa ra cách thức để phòng thủ vùng trời quốc gia.
Đây là lần thứ hai chỉ trong tháng chín này không quân Trung Quốc tập trận tại vùng Tây Thái Bình Dương. Lần thứ nhất là một cuộc hành quân ngang qua eo biển Ba Sĩ nằm giữa Đài Loan và quần đảo Philippines.
Xin được nhắc lại là vào năm 2013 Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không tại vùng biển Hoa Đông, theo đó tất cả các máy bay nước ngoài khi bay ngang vùng này đều phải báo cho nhà chức trách Trung Quốc biết trước.
Quyết định này đã vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của Hoa Kỳ và Nhật Bản. Ngay sau đó Washington đã cho máy bay ném bom chiến lược của mình bay ngang vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc và không báo cho nước này biết.
Ngoài ra vùng nhận dạng phòng không này còn trùm lên vùng trời của bốn hòn đảo nhỏ ở biển Hoa Đông mà Nhật bản đang kiểm soát và gọi là Senkaku, nhưng Bắc Kinh cũng nói là của mình và gọi là Điếu Ngư.








__._,_.___