Monday, 29 February 2016

Cựu thủ tướng Úc : Tự do hàng hải Biển Đông lâm nguy


Cựu thủ tướng Úc : Tự do hàng hải Biển Đông lâm nguy

mediaĐá Garven, quần đảo Trường SaREUTERS/CSIS Asia Maritime Transparency Initiative
Trung Quốc đang thách thức “tự do lưu thông hàng hải”, các tranh chấp biển đảo đang gây bất ổn cho khu vực Biển Đông, Úc âm thầm tăng cường các cuộc tuần tra không quân và hải quân tại khu vực các đảo có tranh chấp. Trên đây là các tuyên bố của cựu thủ tướng Úc Tony Abbott.

Theo tường thuật của truyền thông Úc ngày 27/02/2016, trong bài phát biểu tại Nhật Bản, cựu thủ tướng Úc Tony Abbott đã chỉ trích Trung Quốc về các vụ tranh chấp biển đảo với các nước trong khu vực. Ông cho rằng các hành động này đang đẩy an ninh và sự ổn định của khu vực vào thế lâm nguy và kêu gọi Bắc Kinh không nên thách thức “tự do lưu thông” trong khu vực.

Theo ông Tony Abbott, các bên nên giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và theo luật pháp quốc tế. Đồng thời ông cũng khẳng định lập trường của Canberra là “không đứng về một bên nào trong các vụ tranh chấp này ở Biển Đông cũng như ở bất kỳ nơi nào khác”.

Cựu thủ tướng Úc còn cho biết thêm là Canberra đã lặng lẽ gia tăng các cuộc tuần tra không quân và hải quân xung quanh các đảo đang có tranh chấp tại Biển Đông.

Các tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc lên tiếng quan ngại về Sách Trắng Quốc Phòng của Úc có đề cập đến các tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông.

Ngày thứ Năm, 25/02/2016, phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc, trong một cuộc họp báo cho rằng “phía Úc nên chăm chút cho việc tăng cường quan hệ song phương, và không nên tham gia hay tiến hành bất cứ hoạt động gì có thể gây tổn hại cho ổn định khu vực”.

Tham vọng Biển Đông của Trung Quốc đẩy Úc vào chạy đua vũ trang

mediaTrung Quốc đòi hỏi chủ quyền trên một khu vực gần chiếm trọn Biển Đông. Trong ảnh, yêu sách đường 9 đoạn của Trung Quốc, còn gọi là "đường lưỡi bò".Ảnh : UNCLOS/CIA
Các báo Pháp ra ngày cuối tuần chủ yếu tập trung vào các chủ đề nóng ở trong nước như cuộc khủng hoảng nông nghiệp, dự luật lao động mới đang gây chia rẽ sâu sắc trong đảng Xã Hội cầm quyền, hay châu Âu tiếp tục bế tắc và phân hóa trên hồ sơ di dân tị nạn. Về châu Á, chạy đua vũ trang trong khu vực châu Á Thái Bình Dương là một chủ đề nổi bật.
Nhật báo Le Monde trở lại với sự kiện Úc vừa công bố Sách trắng về quốc phòng qua bài viết : « Úc đầu tư vào quốc phòng để kiềm chế Trung Quốc ».
Tờ báo cho biết : « là đồng minh lớn của Hoa Kỳ, Úc đang đầu tư mạnh vào quốc phòng. Chi phí quân sự của nước này trong 10 năm đã tăng gần gấp đôi. Trong Sách trắng quốc phòng vừa công bố, Úc cho biết ngân sách dành cho quân đội trong năm 2016-2017 sẽ lên đến 32,4 tỷ đô la Úc, tương đương khoảng 23 tỷ đô la Mỹ và đến năm 2025-2026, con số này sẽ tăng tới 58,7 tỷ đô la Úc, tức chiếm hơn 2% tổng thu nhập của nước này ».

Theo cuốn Sách trắng trên, lý do để Canberra đầu tư mạnh vào quốc phòng như vậy là vì nước Úc đang phải đối mặt với « môi trường chiến lược biến động và khó khăn nhất » chưa từng có trong thời kỳ hòa bình. Tài liệu quốc phòng của Úc lý giải thêm rằng trong vòng 20 năm tới, khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương sẽ được đánh dấu bằng việc quân sự hóa mạnh mẽ tới mức độ mà nơi đây sẽ tập trung tới « một nửa số tầu ngầm và chiến đấu cơ của cả thế giới ».

Le Monde nhận thấy, thực tế diễn ra trong khu vực này thì chính sự trỗi dậy thành cường quốc quân sự của Trung Quốc mới là mối lo ngại chính của Úc. Bởi vậy mà Caberra yêu cầu Bắc Kinh phải minh bạch hơn nữa « trong chính sách quốc phòng, đặc biệt trên Biển Đông », nơi mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền hầu như toàn bộ và đó cũng vì thế mà làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

Theo le Monde, quan điểm của Úc về Biển Đông là rõ ràng. Canberra « phản đối xây dựng các đảo nhân tạo trên Biển Đông vì mục đích quân sự », nhất là trong khu vực đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và nhiều nước như Việt Nam và Philippines.

Le Monde nhắc lại việc quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc gần đây đã liên tục bị Hoa Kỳ tố cáo và Úc hồi giữa tháng này đã lên tiếng yêu cầu Bắc Kinh « chấm dứt quân sự hóa » trên các đảo ở Biển Đông. Trước đó không quân Úc không giấu diếm việc đã tham gia vào các phi vụ tuần tra nhân danh bảo vệ quyền tự do lưu thông hàng hải do Mỹ dẫn đầu.

Bênn cạnh các động thái cứng rắn, Le Monde ghi nhận, Úc vẫn muốn chơi « trò chơi thăng bằng », đẩy mạnh quan hệ quân sự với Trung Quốc, duy trì các quan hệ kinh tế vì dù sao Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại hàng đầu của Úc, đồng thời là nước nhập khẩu chủ yếu khoáng sản nguyên liệu của Úc.

Trong bối cảnh có nhiều biến động trong khu vực, chính sách quốc phòng của Canberra chủ yếu tập trung đầu tư vào lực lượng hải quân. Thủ tướng Úc Malcom Turnbull cho biết là hải quân Úc đang được nâng cấp trên quy mô lớn nhất từ « sau thế chiến thứ 2 » đến nay.

Với ngân sách 50 tỷ đô la, từ nay đến năm 2030, hải quân Úc có kế hoạch đặt đóng 12 tàu ngầm. Ngoài ra Úc sẽ trang bị thêm ba khu trục hạm, 9 hộ tống hạm và 12 tuần dương hạm. Trên không thì không quân được tăng cường thêm 72 chiến đấu cơ loại F-35. Quân đội Úc cũng phải tăng 2.500 nâng tổng số lên 62 400 người.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Biển Đông: ASEAN ‘quan ngại sâu sắc’, Việt Nam đòi ngưng quân sự hóa


Biển Đông: ASEAN ‘quan ngại sâu sắc’, Việt Nam đòi ngưng quân sự hóa

media

Ảnh vệ tinh chụp những hoạt động của Trung Quốc quân sự hóa đảo Phú Lâm, Hoàng Sa.Reuters

Hội nghị ngoại trưởng đầu tiên của khối ASEAN dưới quyền chủ tịch của Lào đã kết thúc vào hôm qua 17/02/2016 tại Vientiane. 

Vào lúc tình hình Biển Đông bị khuấy động do các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông, Hiệp Hội Đông Nam Á một lần nữa đã lên tiếng bày tỏ thái độ quan ngại sâu sắc. Riêng Việt Nam đã kêu gọi ngưng quân sự hóa Biển Đông.

Trong bản tuyên bố chung công bố sau cuộc họp, khối ASEAN xác định rằng: “Các ngoại trưởng tiếp tục quan ngại sâu sắc” trước các diễn biến “gần đây và đang diễn ra” tại Biển Đông. Bản tuyên bố xác định rõ là “việc cải tạo đất và các hoạt động làm gia tăng căng thẳng khác”, đang làm xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng, có thể phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực.

Trong thời gian gần đây, tình hình Biển Đông đã căng thẳng hẳn lên với một loạt hành động của Trung Quốc, vừa triển khai tên lửa và máy bay tiêm kích tại Hoàng Sa vừa tăng tốc xây dựng cơ sở bị cho là nhằm mục tiêu quân sự như phi đạo và đài radar tại Trường Sa.

Các hoạt động này đã bị Việt Nam tố cáo, và tại hội nghị ASEAN, Việt Nam đã kêu gọi đình chỉ việc quân sự hóa khu vực. Phát biểu với các phóng viên sau cuộc họp, ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh xác định rằng ông “cực kỳ lo ngại” trước việc Trung Quốc gia tăng hoạt động quân sự tại Biển Đông và ông kêu gọi “không quân sự hóa Biển Đông”.

Theo lời ngoại trưởng Cam Bốt Hor Namhong, ASEAN sẽ yêu cầu Trung Quốc tổ chức một cuộc họp cấp ngoại trưởng để thảo luận vấn đề Biển Đông.

Về phần Singapore, nước hiện chịu trách nhiệm điều phối quan hệ ASEAN-Trung Quốc, ngoại trưởng nước này Vivian Balakrishnan cho biết là nhân chuyến công du Trung Quốc sắp tới đây, ông sẽ cố giúp hai bên sớm đạt được bộ Quy Tắc Ứng Xử COC) trên Biển Đông.

Phát biểu với các phóng viên, ông Balakrishnan xác định trở lại việc Singapore không phải là quốc gia có tranh chấp nhưng hết sức ủng hộ một trật tự thế giới dựa trên luật pháp « không chấp nhận một thế giới, nơi kẻ mạnh luôn cho là mình đúng ».

Điều giới quan sát theo dõi là quan điểm của Lào, nước giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN năm nay. Phát biểu với hãng tin Reuters, một nhà ngoại giao phương Tây cho rằng « vấn đề Biển Đông là một mối đau đầu mà Lào không muốn dính vào ».

Trả lời hãng Reuters vào hôm qua, ngoại trưởng Lào Thongloun Sisoulith xác định : « Chúng tôi là bạn bè thân thiết của cả Trung Quốc lẫn Việt Nam, và chúng tôi sẽ cố gắng giải quyết các vấn đề (Biển Đông) một cách thân hữu. Chúng tôi đứng giữa, nhưng đó không hề đặt ra vấn đề. »
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh <

Sunday, 28 February 2016

Mỹ sẵn sàng chiến tranh với Trung Quốc trên biển Đông

 
Nếu chiến tranh với Trung Quốc thì cũng chỉ là kế hoạch B của nước này. Tuy nhiên, báo Mỹ cũng đã hé lộ kế hoạch B trong trường hợp chiến tranh với Trung Quốc xảy ra. Theo đó Mỹ sẽ bao vây Trung Quốc bằng các căn cứ không quân nhỏ và các quân cảng...

Ngày 25/2, trang mạng Nationalinterest. Org của Mỹ đưa tin, trong một tài liệu năm 2015, Tổng công ty RAND, nhóm chuyên gia cố vấn có uy tín đã được Lầu Năm Góc thành lập sau Chiến tranh Thế giới II lưu ý rằng, trong trường hợp xấu nhất, các cuộc tấn công lớn hơn và kéo dài sẽ khiến những vũ khí cứng rắn nhất cũng có thể bị tàn phá, gây thiệt hại lớn về máy bay và đóng cửa kéo dài đối với các sân bay.

Theo như tài liệu này, căn cứ không quân Kadena ở Okinawa, do vị trí địa lý tương đối gần nên nó sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất. Trong khi đó, Trung Quốc hồi tháng 9 năm ngoái đã công khai tuyên bố, tên lửa đạn đạo DF-26 của họ có thể tấn công đến tận căn cứ không quân Andersen ở Guam, cách Trung Quốc đại lục gần 3.000 dặm. Andersen và Kadena là hai trong các căn cứ quân sự lớn nhất và quan trọng nhất của quân đội Mỹ ở nước ngoài.

[IMG]
[/IMG]
Báo Mỹ tiếp tục hé lộ kế hoạch B của nước này trong trường hợp chiến tranh với Trung Quốc xảy ra.


Trước những hạn chế nhìn thấy rõ, Không quân Mỹ đã chuyển chiến lược sang bao vây Trung Quốc bằng các căn cứ không quân nhỏ và các quân cảng. Trong đó, Tinian, một hòn đảo nhỏ, nằm gần đảo Guam là một lựa chọn trong phương án B của Không quân Mỹ.

Ngày 10/2 vừa qua, không quân Mỹ thông báo đã chọn Tinian như một điểm trung chuyển trong trường hợp các căn cứ không quân lớn như Andersen, Guam hoặc các căn cứ ở vị trí tây Thái Bình Dương bị hạn chế, hoặc bị từ chối.

Trong kế hoạch ngân sách quốc phòng năm 2017, Washington yêu cầu bổ sung 9 triệu USD để mua thêm 17,5 mẫu đất trong việc hỗ trợ các hoạt động chuyển hướng bay và các sáng kiến tập trận.

Sân bay ở Tinian có thể tổ chức khoảng 12 máy bay tiếp dầu và đội ngũ nhân viên hỗ trợ liên quan đến hoạt động chuyển hướng.

Đánh giá về kế hoạch dự phòng của Lầu Năm Góc, nhà phân tích quốc phòng Alan Vick cho rằng, luân chuyển máy bay trên các địa điểm khác nhau tạo ra nhiều cơ sở vật chất và điều hành, giúp tăng cường an toàn bay trong điều kiện thời tiết xấu hay các tình huống khẩn cấp.

Việc phân tán này cũng làm tăng số lượng các sân bay mà đối phương phải theo dõi và có thể gây khó khăn cho hoạt động nhắm mục tiêu. Nếu xảy ra xung đột, kẻ thù phải huy động nguồn lực lớn để tấn công trên nhiều địa điểm khác nhau.

Ngoài ra, các cơ sở dự phòng sẽ cung cấp thêm nhiều đường băng cho máy bay cất cánh chống lại đối phương.

Nhiều kịch bản xung đột Mỹ - Trung Quốc

Thực tế đây không phải là lần đầu tiên kịch bản chiến tranh xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc được các đại diện từ phía Washington đưa ra.

Các chuyên gia phân tích quân sự Mỹ đã xây dựng một kịch bản chiến tranh quy mô lớn để phản công Trung Quốc trong trường hợp bị "gây chiến" trước.

Bí mật này được giữ kín trong một thời gian khá dài, nhưng nó đã được "hâm nóng" trong năm 2012 sau khi Tổng thống Mỹ Obama kêu gọi quan tâm sâu sắc đến tình hình quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương.

Kịch bản chiến tranh quy mô lớn với Trung quốc là công sức của rất nhiều các chuyên gia Lầu Năm Góc. Họ đã cộng tác cùng nhau trong gần 20 năm để xây dựng lên kế hoạch quân sự chống lại Trung Quốc, và tất nhiên là chỉ khi Trung Quốc gây chiến trước.

Để triển khai cuộc phản công, Mỹ sẽ ưu tiên “hủy diệt các hệ thống radar và hệ thống tên lửa mà Trung Quốc xây dựng để chống lại các chiến hạm của Mỹ”.

Cũng theo kế hoạch, lực lượng “tiên phong” trong những giờ đầu của cuộc chiến gồm các máy bay ném bom chiến lược tàng hình và tàu ngầm của Quân đội Mỹ. Sau đó, sẽ là các cuộc tập kích với quy mô lớn từ biển và không mà Lầu Năm Góc gọi đó là "học thuyết không - hải chiến".



Tổng thống Mỹ Obama kêu gọi quan tâm sâu sắc đến tình hình quân sự tại châu Á - Thái Bình Dương.

Các luận cứ ủng hộ việc lên kế hoạch kịch bản tấn công Trung Quốc là sự “thay đổi” từ phía Trung Quốc.

Ngoài ra, các quan chức Mỹ đã nhận ra một thực tế rằng, Trung quốc đã tăng chi tiêu cho quân đội lên đến 180 tỷ USD và luận cứ cuối cùng là Trung quốc đã trở thành kẻ “gây hấn” trên Biển Đông trong thời gian vừa qua.

Tuy nhiên, một phần kịch bản này chỉ là trò tâm lý chiến mà phía Washington muốn gây áp lực lên Bắc Kinh.

“Chúng tôi muốn gây áp lực cho các nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc khi thực hiện kế hoạch dài hạn. Để triệt tiêu những ý định thách thức chúng tôi", một sĩ quan cao cấp của Hải quân Mỹ cho biết.
__._,_.___

Posted by: truc nguyen 

Ông Kim Jong-un và Biển Đông




From: Tu Le <
Subject: KIM JONG - UN & Bien Dong.

Ông Kim Jong-un và Biển Đông

Thứ tư, 24/02/2016, 14:44 (GMT+7)


(Quốc tế) - Dường như Trung Quốc sẵn sàng “nhịn cái nhục nhỏ, để được lợi to”. Cái lợi to ở đây có thể là lợi thế so sánh, mặc cả với Hoa Kỳ trong vấn đề Biển Đông.

Hãng thông tấn AP ngày 24/2 đưa tin, đàm phán cấp Ngoại trưởng Mỹ – Trung đã thất bại trong việc xoa dịu căng thẳng đang leo thang trên Biển Đông, nhưng lại có “tiến bộ” trong vấn đề thỏa thuận xử lý vụ CHDCND Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân đầu năm nay.

Biển Đông nóng lên, khủng hoảng Triều Tiên lắng xuống
Trên Biển Đông, Hoa Kỳ và Trung Quốc đã không có dấu hiệu nào cho thấy căng thẳng sẽ giảm bớt sau hội đàm giữa Ngoại trưởng John Kerry và người đồng cấp Vương Nghị. Thậm chí Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ Harry Harris còn cảnh báo trước Quốc hội, Trung Quốc đang quân sự hóa Biển Đông nhanh chóng.

Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un, một "biến số" trong phương trình quan hệ Trung - Mỹ. Ảnh: Yonhap.
Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un, một “biến số” trong phương trình quan hệ Trung – Mỹ. Ảnh: Yonhap.

Ngoài thực địa, Trung Quốc tiếp tục kéo chiến đấu cơ JH-7, J-11 ra đồn trú (bất hợp pháp) trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) sau khi lắp đặt (bất hợp pháp) tên lửa HQ-9.

Đồng thời nước này còn đang gấp rút xây dựng (trái phép) hệ thống ra đa quân sự quy mô lớn ở đá Châu Viên và có thể là cả Tư Nghĩa và Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam).

Trong khi đó Mỹ cũng đang tính toán phương án điều động pháo binh di động đến Biển Đông để đối phó.

Nhưng hai nước đã có những tiến bộ trên lĩnh vực khác. Ngoại trưởng John Kerry và ông Vương Nghị cho biết, họ đã tiến gần một thỏa thuận về nghị quyết của Liên Hợp Quốc trừng phạt Triều Tiên sau vụ thử “bom nhiệt hạch” và tên lửa tầm xa của Bình Nhưỡng gần đây.

Trước đó Trung Quốc luôn tỏ ra miễn cưỡng trong việc áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn với Bình Nhưỡng, mặc dù thái độ phớt lờ Trung Quốc của nhà lãnh đạo Kim Jong-un có lẽ cũng làm Bắc Kinh không ít lần nóng mặt.
Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên theo AP, còn gây căng thẳng đối với quan hệ Trung – Mỹ phổ biến hơn khi so sánh với khủng hoảng quân sự ở Biển Đông.

Căng thẳng Trung – Mỹ trên Biển Đông nóng hơn từ tuần trước, khi Trung Quốc triển khai (bất hợp pháp) tên lửa đất đối không HQ-9 ở Phú Lâm, Hoàng Sa. Ngày Thứ Hai 22/2, giới học giả Mỹ cho hay Trung Quốc đã xây dựng ít nhất một trạm ra đa quân sự quy mô lớn (bất hợp pháp) ở đá Châu Viên, Trường Sa.

Trung Quốc đang dùng “con bài” Triều Tiên với Mỹ ở Biển Đông
Cá nhân người viết cho rằng, có lẽ không phải ngẫu nhiên các nhà lãnh đạo Trung Quốc chịu ngậm bồ hòn trước những phát biểu và hành vi “vuốt mặt không nể mũi” của CHDCND Triều Tiên đối với Trung Nam Hải. Dường như Trung Quốc sẵn sàng “nhịn cái nhục nhỏ, để được lợi to”. 

Cái lợi to ở đây có thể là lợi thế so sánh, mặc cả với Hoa Kỳ trong vấn đề Biển Đông.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry, ảnh: AP.

Nhìn lại kết quả hội đàm giữa ông John Kerry và ông Vương Nghị có thể thấy điều này. Thứ nhất, phải đến khi Trung Quốc tiến hành một loạt hành vi leo thang căng thẳng trên Biển Đông khiến khu vực và Hoa Kỳ đứng ngồi không yên, Bắc Kinh mới chịu lôi câu chuyện Triều Tiên ra để đàm phán với Hoa Kỳ.

Trong lúc đó ngay sau khi Bình Nhưỡng thử “bom nhiệt hạch” hôm 6/1 hay tên lửa tầm xa hôm 7/2, bất chấp mọi kêu gọi từ Washington, Seoul và Tokyo, thậm chí ở cấp độ cao nhất, Bắc Kinh vẫn cứ án binh bất động một cách đầy bí ẩn.

Mặc dù bản thân Trung Quốc không muốn điều này xảy ra, đặc biệt là khi nó có thể kích thích Hoa Kỳ và Hàn Quốc thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa tầm xa THAAD trên bán. Động thái này bị Bắc Kinh cho là uy hiếp trực tiếp tới an ninh của mình. Nhưng Bắc Kinh vẫn án binh bất động với mọi kêu gọi, nỗ lực từ phía Mỹ – Nhật – Hàn.

Thứ hai, ngay cả khi quan hệ Trung – Hàn đã phát triển nồng ấm chưa từng có trước đó cũng nhanh chóng bị ảnh hưởng tiêu cực khi ông Tập Cận Bình, ông Thường Vạn Toàn không thèm trả lời điện thoại của người đồng cấp Hàn Quốc khi xảy ra các vụ thử hạt nhân miền bắc bán đảo Triều Tiên. Đó là một sự “im lặng chiến lược” có tính toán.

Đến giờ này có thể thấy, hành vi im lặng của Trung Quốc là có chủ đích, nhằm nâng cao giá trị cho quân bài Triều Tiên, để mặc cả với Hoa Kỳ trên bàn đàm phán.

Thứ ba, Bắc Kinh vẫn tiếp tục leo thang quân sự hóa Biển Đông đến giới hạn cuối cùng có thể. Và giới hạn đó có lẽ vẫn chưa đến, khi Washington còn cần tiếng nói của Bắc Kinh trong vấn đề kiềm chế tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng và các vấn đề khu vực, quốc tế khác.

Hơn nữa, thực chất thỏa thuận mà ông Vương Nghị chìa ra cho ông John Kerry về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên vẫn mang nặng tính nước đôi, trong đó đòi hỏi cả phía Mỹ phải nhân nhượng: Tiến hành đàm phán song song vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo với việc ký hiệp ước hòa bình chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953.

Vấn đề còn lại là làm sao Bắc Kinh ép được ông Kim Jong-un theo ý mình mà tránh được khả năng Triều Tiên qua mặt, đàm phán trực tiếp, tay đôi với Hoa Kỳ. 

Nói gì thì nói, Bắc Kinh vẫn cần Triều Tiên làm “phên dậu” cho mình chống lại liên minh Mỹ – Nhật – Hàn đang ở ngay trước cửa.

Tuy nhiên với những gì nhà lãnh đạo này thể hiện kể từ khi lên nắm quyền đến nay có thể thấy, Trung Nam Hải không dễ gì khuất phục được ông Kim Jong-un, dù Triều Tiên phụ thuộc khá lớn vào Trung Quốc về kinh tế thương mại, từ năng lượng cho đến lương thực thực phẩm hàng ngày.
Không phải người Mỹ không nhận thấy điều này, nhưng có lẽ họ vẫn còn chút hy vọng vào vai trò của Trung Quốc đang “khống chế dạ dày” của Bình Nhưỡng.

Những gì ông Kim Jong-un đã nói và làm cho thấy Bắc Kinh muốn thực hiện ý đồ này cũng không phải chuyện dễ dàng. Quyết sách của nhà lãnh đạo Triều Tiên trong thời gian tới sẽ là một “biến số” trong phương trình quan hệ Trung – Mỹ cũng như cục diện ở Biển Đông.

Bởi vậy người viết cho rằng, cục diện bán đảo Triều Tiên sẽ còn liên quan mật thiết đến tình hình Biển Đông, Bắc Kinh sẽ còn leo thang tiếp tục đến khi nào “chạm ngưỡng chịu đựng” của Hoa Kỳ, Bình Nhưỡng sẽ vẫn là một quân cờ lợi hại để Bắc Kinh đem ra mặc cả, dẫn dắt Washington trên bàn đàm phán.

(Theo Giáo Dục)


__._,_.___

Posted by: =?UTF-8?Q?NGUY=1AN_HO=C3=AF=C2=BF=C2=BDNG_B=C3=AF=C2

Saturday, 27 February 2016

Tư lệnh Mỹ : Trung Quốc "trên thực tế" kiểm soát Biển Đông


Tư lệnh Mỹ : Trung Quốc "trên thực tế" kiểm soát Biển Đông

media
Ảnh chụp từ vệ tinh ngày 23 tháng 2 năm 2016 cho thấy Trung Quốc dựng radar có khả năng hoạt động trong quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. REUTERS/CSIS Asia Maritime Transparency Initiative

Trả lời phóng viên trực thuộc bộ Quốc Phòng Mỹ ngày 25/02/2016, tư lệnh chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, đô đốc Harry Harris khẳng định : Trung Quốc đang quân sự hóa Biển Đông để từng bước kiểm soát khu vực này "trên thực tế".
Sau hai buổi điều trần tại Thượng Viện và Hạ Viện, đô đốc Harry Harris đã có mặt tại trụ sở bộ Quốc Phòng. Tại đây, một lần nữa, tư lệnh Mỹ tại Thái Bình Dương nhắc lại : Việc Trung Quốc xây dựng đường băng, bunker, lắp đặt các trạm radar và hệ thống tên lửa phòng thủ trên các đảo đang có tranh chấp chủ quyền cho thấy Bắc Kinh quyết tâm quân sự hóa Biển Đông.
« Nếu như Trung Quốc tiếp tục trang bị vũ khí tại các căn cứ quân sự trên các hòn đảo mà họ đã bồi đắp, Bắc Kinh sẽ làm thay đổi cục diện khu vực (…) và trên thực tế sẽ kiểm soát Biển Đông ».

Đô đốc Harry Harris cũng đặc biệt quan ngại trước khả năng Trung Quốc lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ đối với toàn bộ Biển Đông, để qua đó dùng sức mạnh quân sự đe dọa tàu và máy bay nào đi vào khu vực.

Tư lệnh Mỹ Thái Bình Dương kết luận : « Đó sẽ là hành vi gây hấn và gây bất ổn » cho toàn vùng.

Hãng tin Pháp AFP trích lời chuyên gia Bonnie Glaser thuộc Trung tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế Mỹ cho rằng, đô đốc Harris lên tiếng báo động về những kịch bản có thể xảy ra trên Biển Đông, nếu như Hoa Kỳ không phản ứng mạnh mẽ.

Tư lệnh Mỹ cố gắng thúc đẩy để các bên, tức là các các nước trong vùng và cả ngoài khu vực, có thái độ quyết liệt hơn. Điều đó thì « Hoa Kỳ không thể làm được một mình ».

 

Hoa Kỳ sẽ triển khai vũ khí tối tân đến Thái Bình Dương

media
Khu trục hạm USS Curtis Wilbur (như trong ảnh) đã tiến vào và di chuyển bên trong vùng 12 hải lý của đảo Tri Tôn ngày 30/01/2016.REUTERS/U.S. Navy

Biển Đông sẽ là đấu trường tranh giành ảnh hưởng giữa hai cường quốc ở hai bên bờ Thái Bình Dương. Trước việc Trung Quốc ngày càng lộ rõ ý đồ bành trướng Biển Đông, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, ông Ashton Carter, cho biết Hoa Kỳ sẽ triển khai các thiết bị quân sự tối tân đến Thái Bình Dương.

Hoa Kỳ tăng cường hỏa lực tại Biển Đông nhằm chống đà quân sự hóa của Trung Quốc trong khu vực. Ông Ashton Carter khẳng định Hoa Kỳ không chấp nhận từ bỏ vai trò thống lĩnh tại Thái Bình Dương có từ lâu nay.

"Chúng tôi không tìm cách kềm giữ Trung Quốc, nhưng cũng không muốn ai đó thống trị khu vực này và chắc chắn cũng không để cho bất kỳ ai đẩy Hoa Kỳ ra khỏi khu vực. Chúng tôi là một cường quốc tại Thái Bình Dương. Hoa Kỳ có mặt tại đây là để ở lại. Đây là nơi sinh sống của hơn một nửa nhân loại toàn cầu và chiếm đến một nửa nền kinh tế thế giới. Khu vực Thái Bình Dương là một phần quan trọng cho tương lai của Hoa Kỳ. 

Do đó chúng tôi ở đây là để trụ lại”.
Đài SBS của Úc trích nhận định của tổng tham mưu trưởng Hoa Kỳ, ông Joseph Dunford tại Châu Á-Thái Bình Dương, Trung Quốc lên kế hoạch gia tăng quân sự hóa Biển Đông nhằm để chống lại Hoa Kỳ. Các động thái gần đây của Trung Quốc có mục đích “ngăn cản Hoa Kỳ tự do đi lại hay tiến hành các chiến dịch trong khu vực Thái Bình Dương”.

Trong bối cảnh đó, ông Dunford cho hay là Hoa Kỳ sẽ dành một ngân sách đặc biệt, để “tập trung phát triển khả năng cho phép duy trì lợi thế cạnh tranh với Trung Quốc”. Chính vì vậy, bộ Quốc phòng Mỹ sẽ “ưu tiên triển khai các năng lực hiện đại nhất cho khu vực Thái Bình Dương” như đưa các chiến đấu cơ tân tiến F-35 và F-22 chẳng hạn, theo như tuyên bố của ông Dunford.

Căng thẳng trên Biển Đông ngày càng gia tăng do các tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực Việt Nam, Malaysia, Brunei, Philippines và Đài Loan.

Tại đây Hoa Kỳ cũng muốn duy trì các lợi ích chiến lược của mình. Để bảo vệ cái gọi là "tự do hàng hải", Hoa Kỳ đã tiến hành hai cuộc tuần tra từ tháng 10/2015, khi cho tàu chiến đi vào các vùng lãnh hải có tranh chấp với Trung Quốc.

Sự kiện gần đây nhất, Hoa Kỳ đã cho một tàu khu trục đi vào vùng 12 hải lý của đảo Tri Tôn hồi tháng Giêng năm 2016. Thủ tướng Úc trong một tuyên bố gần đây quan ngại các hành động leo thang quân sự ở Thái Bình Dương sẽ có những tác động đến Úc.






__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

John McCain : Ấn Độ nên xem xét khả năng tuần tra cùng Mỹ ở Biển Đông

 

John McCain : Ấn Độ nên xem xét khả năng tuần tra cùng Mỹ ở Biển Đông

mediaThượng nghị sĩ Mỹ John McCain tại Hội thảo về An ninh tại Munich, Đức, ngày 14/02/2016.REUTERS/Michael Dalder

Báo mạng indiatimes.com ấn bản ngày 25/02/2016 trích lời thượng nghị sĩ John McCain, kiêm Chủ tịch Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện Mỹ, cho rằng « bây giờ là thời điểm thuận lợi » để Ấn Độ chuẩn bị dư luận về kế hoạch cùng Mỹ tuần tra tại các vùng có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Phát biểu trong khuôn khổ cuộc trao đổi với báo chí, thượng nghị sĩ McCain nhìn nhận, Mỹ và Ấn Độ còn phải nghiên cứu thấu đáo hơn về khả năng tuần tra chung trong các vùng biển có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với nhiều nước Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei… Nhưng đã đến lúc New Delhi có thể chuẩn bị dư luận, bởi vì theo ông McCain, công luận Ấn Độ chưa sẵn sàng cho việc đó.

Theo chủ tịch Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện Hoa Kỳ, trong địa hạt phòng thủ, có nhiều lĩnh vực Ấn Độ và Mỹ có thể đẩy mạnh hợp tác, như trong khuôn khổ các cuộc thao diễn quân sự, nâng cao khả năng cứu hộ…

Chủ tịch Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện Mỹ, ông John McCain, là một trong những quan chức cao cấp nhất của Hoa Kỳ đầu tiên hội kiến thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ngay sau khi ông Modi nhậm chức vào năm 2014.
__._,_.___


Friday, 26 February 2016

Báo Trung Quốc hô hào ‘đánh’ Mỹ ở biển Đông


Báo Trung Quốc hô hào ‘đánh’ Mỹ ở biển Đông

Tàu chiến của Trung Quốc bắn tên lửa trong một cuộc tập trận ngoài khơi Biển Đông (ảnh tư liệu).
Tàu chiến của Trung Quốc bắn tên lửa trong một cuộc tập trận ngoài khơi Biển Đông (ảnh tư liệu).
  •  
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

Trung Quốc lại điều chiến đấu cơ tới quần đảo Hoàng Sa

Trung Quốc lại điều phản lực cơ chiến đấu đến một hòn đảo có tranh chấp ở Biển Đông nơi họ đã bố trí phi đạn địa đối không và đang lắp đặt một hệ thống radar tối tân

Ðường dẫn

25.02.2016
Báo đảng của Trung Quốc mới lên tiếng kêu gọi các lực lượng của nhà nước “nhả đạn” hoặc “đâm vào tàu chiến Mỹ” ở biển Đông “để dạy cho Hoa Kỳ một bài học”, trong bối cảnh căng thẳng leo thang tại vùng biển tranh chấp này.
Tờ Nhân dân Nhật báo còn nói thêm rằng “mạnh tay với những kẻ xâm phạm biển Nam Trung Hoa [biển Đông] là điều tốt cho hòa bình ở khu vực tranh chấp”.

Tờ South China Morning Post có trụ sở ở Hong Kong dẫn lại một bài bình luận của cơ quan báo chí bị coi là “loa tuyên truyền” của Đảng Cộng sản Trung Quốc, viết rằng “các lực lượng của Trung Quốc nên bắn cảnh cáo hoặc thậm chí cố tình đâm vào các chiến hạm Mỹ tới gần quần đảo Hoàng Sa”.

Nhân dân Nhật báo nói thêm rằng Bắc Kinh phải có hành động cứng rắn để “dạy cho Mỹ một bài học” nếu Washington tiếp tục những hành động táo bạo.

Bài bình luận viết thêm rằng quần đảo Hoàng Sa nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc trong hơn 40 năm qua, và là chiến tuyến cuối cùng nhằm bảo vệ biển Đông.

Một nữ hạm trưởng Hoa Kỳ tháng trước đã chỉ huy tàu khu trục USS Curtis Wilbur tới gần đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa, khiến Trung Quốc giận dữ, trong khi Việt Nam ủng hộ.

Tàu chiến USS Lassen của Mỹ có tên lửa dẫn đường là một trong số các khu trục hạm mạnh nhất từng được chế tạo.
Tàu chiến USS Lassen của Mỹ có tên lửa dẫn đường là một trong số các khu trục hạm mạnh nhất từng được chế tạo.
Trước đó vài tháng, một chiến hạm khác của Hoa Kỳ là USS Lassen áp sát vào các đảo nhân tạo của Trung Quốc.
Trong một bài bình luận mới đây, một tờ báo khác của Trung Quốc là Hoàn cầu Thời báo nói rằng Mỹ đang làm rùm beng chuyện Trung Quốc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa HQ-9 ở Hoàng Sa.
Tờ báo có xu hướng cực đoan viết thêm: “Washington không chỉ gây áp lực cho Bắc Kinh về vấn đề biển Đông mà còn kích động xung đột giữa Bắc Kinh và Hà Nội”.

Các bài bình luận của báo chí Trung Quốc xuất hiện trong bối cảnh căng thẳng ở biển Đông dâng cao sau khi Trung Quốc đưa các tên lửa và chiến đấu cơ tới Hoàng Sa.
Cái tư tưởng, cái áp đặt của Trung Quốc hàng nghìn năm nay chỉ muốn ăn tươi nuốt sống Việt Nam thôi. Dân Việt Nam mình có thể bắt tay hòa hoãn để cho cuộc sống của mình tốt hơn. Thế nhưng mà, để mà phải hòa hoãn, bắt tay, nhịn nhục với Trung Quốc thì không bao giờ.

Ông Phan Tất Thành, một cựu chiến binh Việt Nam, nói.
Trong khi đó, một số nhà quan sát cho rằng phản ứng của Việt Nam cũng như báo chí nhà nước “yếu ớt hơn” so với Trung Quốc về vấn đề biển Đông.

Luật sư Trần Vũ Hải và nhà bất đồng chính kiến Trương Duy Nhất cùng cho rằng báo chí Việt Nam thời gian qua đã bị “sa đà” vào một scandal tình ái của ca sĩ mà ông viết tắt là HNH hơn là đưa tin mạnh hơn về nguy cơ xung đột ở biển Đông.
Viết trên trang Facebook cá nhân, ông Hải viết: “Cho dù HNH có yêu thêm trăm lần các đại gia và đại gia kim cương có hàng trăm bồ bịch, chẳng ảnh hưởng đến mỗi chúng ta. 

Nhưng nếu tiếp tục sôi động "phê" với hai anh chị này, khiến đa số dân chúng Việt quên HQ-9 đang được kẻ ngoại bang đặt trên đất ta đang bị chiếm đóng trái phép và nhằm đe doạ nước ta (cũng như một số nước khác), các kẻ "đạo đức bàn phím" sẽ chẳng khác gì tay sai Tàu làm ru ngủ dân Việt”.
Trong khi đó, ông Phan Tất Thành, một người từng học tập nhiều năm ở Trung Quốc, nói với VOA Việt Ngữ rằng báo chí Việt Nam hiện nay đã tỏ ra mạnh mẽ hơn so với trước đây về các vấn đề liên quan tới Trung Quốc, và tư tưởng dân tộc chủ nghĩa đang dâng cao ở Việt Nam. 

Ông nói thêm:
Cái tư tưởng, cái áp đặt của Trung Quốc hàng nghìn năm nay chỉ muốn ăn tươi nuốt sống Việt Nam thôi

Dân Việt Nam mình có thể bắt tay hòa hoãn để cho cuộc sống của mình tốt hơn. Thế nhưng mà, để mà phải hòa hoãn, bắt tay, nhịn nhục với Trung Quốc thì không bao giờ. 

Với kẻ thù nào thì Việt Nam cũng nêu cao tinh thần dân tộc, nhưng mà có những thời điểm, những giai đoạn, người ta phải kiềm chế nó lại vì mục đích lớn hơn của dân tộc mà thôi.”

Ông Phan Tất Thành nói thêm rằng “nếu như một vị lãnh đạo nào trong giai đoạn hiện nay mà tỏ ý ra là thỏa thuận với Trung Quốc thì không tồn tại với người dân Việt Nam đâu”.
Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, tháng 11/2015.
Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội, tháng 11/2015.

Hôm 25/2, ông Lê Hải Bình, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam, nói rằng các hành động mới nhất của Trung Quốc khiến “nguyên trạng khu vực bị phá vỡ”.

Ông Bình nói: “Bất chấp sự phản đối và quan ngại của Việt Nam và cộng đồng quốc tế, Trung Quốc không những tiếp tục có những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, gia tăng quân sự hoá trên Biển Đông mà còn đe doạ hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông.”

Bất chấp sự phản đối và quan ngại của Việt Nam và cộng đồng quốc tế, Trung Quốc không những tiếp tục có những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, gia tăng quân sự hoá trên Biển Đông mà còn đe doạ hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng “yêu cầu Trung Quốc có những hành động, lời nói có trách nhiệm và mang tính xây dựng trong việc duy trì hoà bình, ổn định” ở vùng biển tranh chấp.

Trả lời câu hỏi về khả năng nếu phía Việt Nam nhận được đề nghị từ Mỹ và các đồng minh về tuần tra trên Biển Đông thì Việt Nam có tham gia để khẳng định chủ quyền và tự do đi lại hay không, và chính sách “không liên minh” với nước  này chống lại nước khác có ngăn cản Việt Nam tham gia những hoạt động như vậy không, ông Bình khẳng định: “Chúng tôi đã, đang, và sẽ tiến hành các hoạt động bình thường của mình trên những khu vực này, phù hợp với luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982)”.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam nói thêm: “Chúng tôi đã nhiều lần nêu rõ quan điểm của mình là Việt Nam tôn trọng quyền đi lại vô hại trong lãnh hải, được thực hiện phù hợp với quy định liên quan của luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982”.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 



Người Việt tại Philippines biểu tình chống Trung Quốc leo thang quân sự Biển Đông

Sinh viên Việt Nam và quốc tế tại Philippines đoàn kết biểu tình phản đối Trung quốc hiếu chiến quân sự hoá Biển Đông”, ngày 25-02-2016
PHILIPPINES (CTM Media) Hàng trăm người Việt và các sinh viên Việt Nam du học tại Philippines đã cùng người dân nước này xuống đường biểu tình ngày hôm nay, 25 tháng Hai, để phản đối hành động của Trung Quốc leo thang quân sự hoá Biển Đông trong thời gian gần đây.
Cuộc biểu tình, do Hội Sinh viên Việt Nam ở Philippines (ASVP) và Phong trào và Liên minh chống Trung Quốc xâm lược (MARCHA) của người địa phương phối hợp tổ chức, đã diễn ra bên ngoài lãnh sự quán Trung Quốc ở Makati, trung tâm tài chính của Philippines, với những biểu ngữ và khẩu hiệu đòi Bắc Kinh rút khỏi quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ở biển Đông. Theo ghi nhận, đây là cuộc biểu tình quy mô lớn, quy tụ cả sinh viên quốc tế đến từ các nước Sri Lanka, Myanmar, Campuchia, Đông Timor, Hàn Quốc, Nhật Bản… cùng các tổ chức xã hội dân sự khác tại Philippines, lên đến gần 500 người lúc cao điểm. Rất đông truyền thông quốc tế đã có mặt đưa tin cuộc biểu tình.
Trên các biểu ngữ bằng Anh ngữ người ta ghi nhận được những thông điệp của đoàn biểu tình như “Sinh viên quốc tế phản đối quân sự hoá Biển Đông”, “đoàn kết phản đối sự hiếu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông”, “Trung Quốc hãy mang tên lửa ra khỏi Hoàng Sa”, “Trung Quốc hãy dỡ bỏ radar khỏi Trường Sa”.
Theo đại diện sinh viên Việt Nam, tham gia trong ban tổ chức cuộc biểu tình, nói với truyền thông rằng thanh niên sinh viên cần phải có ý thức về vấn đề đất nước như sinh viên các nước khác, và đó là lý do sinh viên Việt Nam quyết định tham gia tổ chức biểu tình.
Đó là tại Philippines và ờ nước ngoài nói chung, nhưng điều này thanh niên sinh viên khó thực hiện ở Việt Nam vì bị lãnh đạo Đảng Cộng Sản cầm quyền cấm đoán, và thậm chí cho công an đàn áp khi có các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược diễn ra như từng thấy trong quá khứ.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh