Friday 30 January 2015

Trung Quốc tập trận chuẩn bị cho « chiến tranh cục bộ »


Đăng ngày 29-01-2015

Trung Quốc tập trận chuẩn bị cho « chiến tranh cục bộ »

mediaMột đơn vị của Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc tại tỉnh Hắc Long Giang tập luyện trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Ảnh chụp ngày 20/01/2015.REUTERS/Stringer

Trong bối cảnh Bắc Kinh đang tranh chấp chủ quyền với nhiều nước láng giềng trong vùng Biển Đông và Hoa Đông, phát ngôn viên bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố : chương trình các cuộc thao diễn quân sự của nước này trong năm 2015 là nhằm « nâng cao khả năng chiến đấu », và để giành thắng lợi tại các « cuộc chiến tranh cục bộ ».

Trong cuộc họp báo sáng nay 29/01/2015 tại Bắc Kinh, khi được hỏi về chương trình các đợt tập trận trong năm 2015 của quân đội Trung Quốc, phát ngôn viên bộ Quốc phòng Trung Quốc, Dương Vũ Quân (Yang Yujun) tuyên bố mục tiêu rất rõ ràng là nhằm « nâng cao khả năng chiến đấu »

Ngoài ra quân đội Trung Quốc cũng sẽ « tham gia vào nhiều đợt tập trận chung với các đối tác nước ngoài, để nâng cao khả năng giành thắng lợi trong các cuộc chiến tranh cục bộ ».

Đại diện của bộ Quốc phòng Trung Quốc nói thêm : « Các chương trình thao diễn quân sự bao gồm cả trong môi trường điện từ tại một số khu vực hay kể cả trong những điều kiện thời tiết cực kỳ khó khăn ». 

Ông Dương Vũ Quân không đi thêm vào chi tiết.

Bản tin của AFP lưu ý, phía Trung Quốc không triển khai khái niệm « chiến tranh cục bộ », nhưng trong bối cảnh căng thẳng Bắc Kinh đang tranh chấp chủ quyền biển đảo với Nhật Bản ở vùng Biển Hoa Đông, với nhiều nước trong khu vực ASEAN như Philippines hay Việt Nam ở Biển Đông, đây là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh gián tiếp công nhận nguy cơ xảy ra xung đột võ trang.



Mỹ hoan nghênh Nhật mở rộng tuần tra sang Biển Đông

 
Đăng ngày 29-01-2015

Mỹ hoan nghênh Nhật mở rộng tuần tra sang Biển Đông

mediaMáy bay Lực lượng Phòng thủ Nhật Bản tuần tra không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, biển Hoa Đông, 13/10/2011REUTERS

Hoa Kỳ tuyên bố sẽ hoan nghênh việc Nhật Bản mở rộng tuần tra trên không sang vùng Biển Đông để làm đối trọng với đội tàu ngày càng hùng mạnh của Trung Quốc, giữa lúc căng thẳng gia tăng do tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng, đặc biệt là với Việt Nam và Philippines.

Tokyo không có lợi ích lãnh thổ nào ở vùng Biển Đông, trong khi Trung Quốc đòi chủ quyền trên gần như toàn bộ vùng biển này, kể cả tại những nơi mà Việt Nam, Malaysia, Philippines và Đài Loan khẳng định chủ quyền. Nhưng Biển Đông là một con đường giao thương quan trọng đối với Nhật Bản. 

Tuyên bố với hãng tin Reuters hôm nay, 29/01/2015, Tư lệnh Hạm đội Bẩy của Mỹ, Đô đốc Robert Thomas cho rằng, các đồng minh, các đối tác và các nước bạn trong khu vực sẽ ngày càng trông chờ Nhật Bản đảm trách nhiệm vụ làm ổn định tình hình. Theo Đô đốc Thomas, hiện giờ đội tàu cá, tàu tuần duyên và tàu hải quân Trung Quốc chiếm ưu thế áp đảo các nước láng giềng. 

Kể từ khi lên cầm quyền, Thủ tướng Shinzo Abe vẫn chủ trương Nhật Bản đóng một vai trò quân sự mạnh hơn tại Châu Á. Hoa kỳ cũng ủng hộ việc mở rộng vai trò của Tokyo trong khu vực, vào lúc mà hai đồng minh đang thương lượng một hiệp ước an ninh song phương mới, trong khuôn khổ chiến lược « xoay trục » sang Châu Á của Tổng thống Obama. 

Hiệp ước mới sẽ dành cho Nhật Bản một vai trò lớn hơn trong liên minh. 

Những thay đổi nói trên cũng trùng hợp với việc Nhật Bản vừa triển khai một máy bay tuần tra biển mới, chiếc P-1, với tầm hoạt động 8.000 km, gấp đôi tầm hoạt động của các máy bay hiện nay. Với máy bay mới này, Tokyo có thể mở rộng việc tuần tra sang Biển Đông. 

Hiện giờ các máy bay của Nhật Bản đang tuần tra tại vùng biển Hoa Đông, nơi mà Tokyo và Bắc Kinh đang tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. 

Nếu Nhật Bản mở rộng các chuyến bay tuần tra sang vùng Biển Đông, quan hệ giữa hai nền kinh tế hàng đầu Châu Á có thể sẽ căng thẳng hơn nữa.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

ASEAN quan ngại việc TQ lấn biển


ASEAN quan ngại việc TQ lấn biển

·         29 tháng 1 2015
Philippines là một trong những nước đụng độ gay gắt nhất với TQ về chủ quyền ở biển Đông
Ngoại trưởng các nước trong khối ASEAN hôm thứ Tư đã tỏ ý quan ngại về việc Trung Quốc lấn biển ở vùng có tranh chấp trên biển Đông.

Philippines đã thúc giục các nước trong khối hãy cùng đứng lên chống lại Bắc Kinh, hãng tin AFP tường thuật.

Tuyên bố được đưa sau khi Manila cảnh báo các thành viên ASEAN trong kỳ họp các ngoại trưởng, được tổ chức tại Malaysia, rằng độ tin cậy của khối 10 quốc gia khu vực này đang bị thử thách, trừ phi toàn khối mạnh mẽ trong cách xử lý "vấn đề cốt yếu ở ngay sân nhà chúng ta".

"Cuộc họp đã chia sẻ nỗi quan ngại chung mà một số ngoại trưởng đã nêu ra liên quan tới việc Trung Quốc lấn biển ở biển Đông," tuyên bố của chủ nhà, Ngoại trưởng Malaysia Anifah Aman đưa ra sau hai ngày các bộ trưởng nhóm họp.

Bản tuyên bố không nhắc tới tên một quốc gia cụ thể nào.
Lo ngại về việc sẽ làm tổn hại đến quan hệ với nước láng giềng hùng mạnh phương bắc, ASEAN đã trải qua nhiều năm phản ứng một cách thận trọng trước các động thái ngày càng quyết đoán của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông.

Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền trên hầu hết vùng biển này, nơi các thành viên ASEAN Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam, và cả Đài Loan ở ngoài khối cũng tuyên bố chủ quyền.
Tin tức nói Trung Quốc cũng đang xây dựng căn cứ quân sự trên đảo Nam Cát, nơi sát với Điếu Ngư/Senkaku có tranh chấp với Nhật Bản
Những hành động được coi là hiếu chiến của Bắc Kinh đã khiến khu vực cảm thấy báo động, làm người ta lo là sẽ có xung đột xảy ra.

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói hồi tuần trước Bắc Kinh đã tìm cách xây dựng các đảo quanh những rặng đá ngầm tại Trường Sa thành những nơi có thể trở thành vị trí đồn trú hoặc thậm chí bãi đỗ máy bay.

"Việc lấn biển ồ ạt cho thấy sự giằng co chính trị chiến lược của ASEAN," ông nói trong một tuyên bố ra hôm thứ Tư.
"Việc chúng ta không hành động sẽ làm suy yếu (sự thống nhất của ASEAN)."

Ông cũng nói là cộng đồng quốc tế phải "nói với Trung Quốc rằng những gì họ đang làm là sai trái, rằng họ phải chấm dứt các hoạt động lấn biển ngay lập tức."

Các ngoại trưởng nhóm họp tại thành phố Kota Kinabalu trên đảo Borneo, địa điểm nằm ngay gần vùng biển có tranh chấp. Đây cũng là cuộc họp đầu tiên của các nhà ngoại giao trong năm nay, năm mà Malaysia giữ chức chủ tịch ASEAN.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Wednesday 28 January 2015

Biển Đông : Bắc Kinh lập lực lượng bán vũ trang ở Tam Sa


Biển Đông : Bắc Kinh lập lực lượng bán vũ trang ở Tam Sa
Chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1979


image





Preview by Yahoo


media

Tam Sa (tên gọi của Trung Quốc) nằm trong quần đảo Hoàng Sa (DR)

Theo báo Đài Loan Want China Times, số ra ngày hôm nay, 11/01/2015, trích dẫn Báo Kinh tế Hồng Kông, bất chấp sự phản đối của Việt Nam, chính quyền Bắc Kinh, vào ngày 06/01 vừa qua, đã cho thành lập một ban chỉ huy dân quân vũ trang nhằm hỗ trợ cho các đòi hỏi về chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.

Chính quyền Tam Sa, mà Bắc Kinh thành lập năm 2012, tại đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, đã quyết định thành lập ban dân quân vũ trang này, với nhiệm vụ là củng cố hoạt động quản lý và các đòi hỏi lãnh thổ tại vùng biển đang có tranh chấp, đồng thời, tiến hành huấn luyện, cung cấp các thiết bị quân sự cho các tàu cá có vũ trang.

Ngay sau lễ khai trương ban chỉ huy dân quân, một cuộc tập trận được tiến hành và kéo dài trong 7 ngày với sự tham gia của lực lượng tuần duyên, dân quân vũ trang địa phương và lực lượng ngư chính. Khi cần, lực lượng dân quân vũ trang này cũng có thể được huy động tham gia các hoạt động cứu hộ, cứu nạn trong khu vực.

Hiện nay, quân đội Trung Quốc đã có ba đơn vị đồn trú trong khu vực dưới sự quản lý của chính quyền Tam Sa.

Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, ngày 08/01, chính phủ Việt Nam đã phản đối quyết định nói trên của Trung Quốc và coi hành động này của Bắc Kinh là vi phạm Tuyên bố chung về ứng xử tại Biển Đông năm 2002 mà Trung Quốc đã ký kết với Hiệp hội các nước Đông Nam Á –ASEAN.

Trong thời gian qua, Trung Quốc gia tăng sự hiện diện tại Biển Đông để củng cố các đòi hỏi chủ quyền, lãnh thổ. Ngoài việc xây dựng một đường băng và cảng, Trung Quốc đã hoàn tất một cơ sở kiên cố ở Đá Chữ Thập (Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử đảo) trong vùng quần đảo Trường Sa.
Các đảo này có thể được cải tạo, xây dựng thành những căn cứ quân sự mà Trung Quốc sẽ sử dụng để bảo vệ và hỗ trợ cho các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí tại những vùng biển đang có tranh chấp.

Manila : Bắc Kinh sắp hoàn tất phi đạo trên Đá Chữ Thập
mediaĐá Chữ Thập mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử Tiều ( Yongshu Reef ) Trường Sa Hoàng Sa Đá Chữ Thập, mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử Tiều ( Yongshu Reef ) là đảo đầu tiên có đường băng cho máy bay cất cánh và hạ cánh - DR

Theo báo chí Philippines, Quân đội nước này vào hôm qua, 07/01/2015 đã lên tiếng cảnh báo về sự kiện Trung Quốc đã hoàn tất « khoảng 50% » công trình xây dựng phi đạo dài trên đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) mà Bắc Kinh đã chiếm đóng trong vùng quần đảo Trường Sa. Một chuyên gia dự báo là cơ sở này sẽ được làm xong ngay trong năm nay.

Phát biểu với các nhà báo vào chiều hôm qua, Tướng Gregorio Catapang Jr, Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines khẳng định : « Khoảng 50% công trình đã được hoàn tất ». Đối với lãnh đạo Quân đội Philippines, đây là một sự kiện rất đáng báo động vì công trình này có thể được sử dụng cho các mục đích khác ngoài mục đích hoà bình.

Tướng Gregorio Catapang xác nhận là Bắc Kinh vẫn rốt ráo xúc tiến các công trình bồi đắp, mở rộng các đảo đá mà họ chiếm đóng tại Biển Đông, và Manila đang theo dõi kỹ các diễn biến nhằm thay đổi hiện trạng này.

Báo mạng Rappler của Philippines vào hôm nay trích dẫn hai chuyên gia theo dõi vụ việc xác định rằng công trình mà Tổng tham mưu trưởng Quân đội Philippines nói đến là phi đạo dài khoảng 2000 mét trên Đá Chữ Thập (Trường Sa) và có thể được hoàn tất « ngay trong năm nay, vì họ (Trung Quốc) thi công rất nhanh ».

Vào tháng 11/2014, lần đầu tiên chuyên san quốc phòng IHS Jane công bố ảnh vệ tinh cho thấy là Trung Quốc đang cho xây trên Đá Chữ Thập các công trình có dáng dấp của một phi đạo và một bến cảng. Bãi đá này đã được bồi đắp thành một thực thể địa lý dài 3 cây số, và rộng 300 mét.

Một chuyên gia Philippines lo ngại rằng phi đạo của Trung Quốc ở Trường Sa sẽ cho phép máy bay chiến đấu lên xuống được trên đảo nhân tạo để khống chế khu vực, trong lúc cảng biển có thể đón tiếp các tàu tiếp tế và tàu chiến khác của Trung Quốc.

Điều đáng lo ngại là diễn biến mới nhất liên quan đến Đá Chũ Thập : Ngày 03/01/2015, Bắc Kinh đã không ngần ngại công bố hình ảnh về sự hiện diện của quân đội Trung Quốc trên bãi đá được cải tạo này, cho thấy rằng họ không còn che giấu các hành vi nhằm thay đổi diện mạo địa lý của vùng Biển Đông, buộc các nước tranh chấp khác và cộng đồng quốc tế phải chấp nhận một « sự đã rồi » mới.

Báo Trung Quốc kêu gọi dùng kinh tế để giữ Việt Nam không theo Mỹ
mediaTranh minh họa bài viết trên Hoàn Cầu Thời báo (25/01/2015)

Trong ấn bản trên mạng ngày 25/01/2015, Hoàn Cầu Thời báo, dựa theo bài phỏng vấn ông Chu Phương Ngân (Zhou Fangyin), giáo sư thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Quảng Đông, đã có bài viết : « Đòn bẩy thương mại có thể ngăn chặn Việt Nam quay sang với Mỹ ».

Vòng đàm phán mới về Hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương được nối lại vào vào thứ Hai, 26/01/2015. Khi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, ngày 07/01, bắt tay ông Ted Osius, đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Osius đã nói với ông Dũng rằng Nhà Trắng có thể mềm dẻo hơn để các cuộc thương lượng có thể được hoàn tất vào tháng Ba và Quốc hội thông qua vào tháng Năm.

Các cuộc đàm phán kéo dài, được khởi động cách nay hơn 5 năm, dường như đi vào giai đoạn cuối khi Hoa Kỳ có một vài nhượng bộ. Hà Nội hy vọng hiệp định kinh tế này sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và đặc biệt là về lâu dài, giảm bớt sự phụ thuộc vào nhập khẩu từ Trung Quốc. Hơn nữa, các căng thẳng gia tăng tại Biển Đông đã thúc đẩy Việt Nam tìm kiếm người đỡ đầu nhằm đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc. Hoa Kỳ là một sự lựa chọn tốt nhất.

Năm nay đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ. Cho dù còn có đối kháng lâu dài, đây là dịp tạo ra một sự thúc đẩy quan trọng để hai bên xích lại gần nhau. Nhượng bộ của Washington trong đàm phán về TPP là một món quà cho Hà Nội, nhưng món quà này có cái giá phải trả của nó.

Lịch sử đã hàng triệu lần chứng mình rằng Hoa Kỳ sẽ không bao giờ nhượng bộ trong đàm phán mà không có lý do, đặc biệt là khi Mỹ đang ở thế thượng phong. Trong trường hợp này, sự nhượng bộ của Washington không chỉ là một trò chiến thuật để hỗ trợ cho các lợi ích nhỏ mọn, mà đó một tính toán chiến lược có thể tác động đến toàn cảnh chính trị khung vực.

2015 cũng sẽ là năm sôi động chính trị đối với Việt Nam, Đại hội lần thứ 12 của đảng Cộng sản sẽ lựa chọn một ban lãnh đạo mới vào tháng Giêng năm 2016. Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng mãn nhiệm của Việt Nam, có thể đã nhắm với vị trí cao nhất là Tổng Bí thư đảng cầm quyền. Trên chính trường Việt Nam bị chia rẽ, ông Dũng, người đại diện cho phe thân Mỹ, có nhiều khả năng thay đổi mạnh mẽ chiến lược quốc gia và chính sách đối ngoại để có thêm sự dấn thân của Hoa Kỳ.

Washington đã hiểu được tiềm năng của ông Dũng như một ủy nhiệm viên hiệu quả. Biết được là Đại hội 12 có thể là cơ hội duy nhất đối với ông Dũng để nắm được quyền lực tối cao, Hoa Kỳ muốn tán dương những kết quả đạt được trong đàm phán về TPP như là một trong những thành công quan trọng của ông Dũng. Trong trường hợp này, Washington muốn dùng các trò cũ là các cuộc cách mạng mầu tại Việt Nam nhằm sử dụng Việt Nam cũng như Philippines, như một con tốt để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Vì thế, 2015 là năm quan trọng đối với quan hệ ba bên Trung Quốc, Mỹ và Việt Nam. Cho dù Bắc Kinh và Hà Nội đã nhanh chóng phục hồi quan hệ vào cuối năm ngoái sau một năm trời đối mặt với nhau, ý đồ lôi kéo Hà Nội của Washington sẽ phá vỡ một cách dễ dàng khuôn khổ mong manh về an ninh trong khu vực, gây ra những nguy cơ đối với sự toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc.

Như thế, điều mà Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nước láng giềng phương nam sẽ là một tình hình còn sôi động hơn những gì mà Trung Quốc đã trải qua trong năm 2014.

Ngược với Hoa Kỳ, nước trơ tráo can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác, Trung Quốc có thể sử dụng những phương tiện dễ được chấp nhận hơn để giúp Việt Nam thu được những mối lợi từ quan hệ song phương tích cực. Tuy nhiên, nếu Việt Nam đứng về phía Mỹ để chống lại Trung Quốc, Bắc Kinh cũng sẽ có những biện pháp trừng phạt.

Nhằm ngăn ngừa việc Hà Nội tiếp tục nghiêng về phía Washington, Bắc Kinh cần có lập trường mềm mỏng hơn trong một số vấn đề để làm dịu tình hình căng thẳng ở Biển Đông. Nếu không, khi căng thẳng gia tăng, có nhiều khả năng Việt Nam lúng túng và trở thành một đồng minh của Hoa Kỳ.

Trung Quốc cần triệt để khai thác các lợi thế truyền thống như là đối tác thương mại chính của Việt Nam và sử dụng các biện pháp kinh tế đa dạng, đặc biệt là đầu tư, nhằn thúc đẩy cơ sở hạ tầng và sức mạnh kinh tế của Việt Nam. Trung Quốc phải gia tăng nỗ lực phát triển kết nối giữa hai nước, như đẩy mạnh dự án Con đường tơ lụa thế kỷ 21. Các mối lợi thực sự sẽ làm cho Việt Nam trở nên sáng suốt để cân nhắc giữa theo và chống khi đưa ra các quyết định liên quan đến Trung Quốc và Hoa Kỳ.


Trang mạng Trung Quốc hô hào tấn công TP.HCM từ đảo Chữ Thập chỉ mất 1 giờ

Thứ ba, 27/01/2015, 13:06 (GMT+7)
(An Ninh Quốc Phòng) - Các trang mạng Trung Quốc tiếp tục đăng tải tin, ảnh về hoạt động mở rộng trái phép của nước này tại đảo Chữ Thập, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.

·          

Một số trang mạng Trung Quốc những ngày qua đăng tải chùm ảnh được cho là hoạt động cải tạo, bồi lấp đảo đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.


Binh lính Trung Quốc tại đảo đá Chữ Thập mà nước này chiếm đóng trái phép của Việt Nam từ năm 1988 đến nay
Binh lính Trung Quốc tại đảo đá Chữ Thập mà nước này chiếm đóng trái phép của Việt Nam từ năm 1988 đến nay

Trang mạng China.com nói Trung Quốc đã ‘cơ bản hoàn thành việc lấp biển’ để mở rộng diện tích đảo đá Chữ Thập lên 2.2 km2.

Thậm chí, theo trang mạng ChinaIRN, Trung Quốc sẽ trở thành căn cứ quân sự quan trọng của quân đội nước này. ‘Đảo Vĩnh Thử (tức đảo Chữ Thập của Việt Nam) có thể uy hiếp Philippines và Malaysia. Máy bay chiến đấu Trung Quốc chỉ mất một tiếng đồng hồ để tấn công Hà Nội, trong khi máy bay chiến đấu cất cánh từ đảo Vĩnh Thử chỉ cần 1 tiếng để tấn công thành phố Hồ Chí Minh’, trích nội dung đăng tải trên trang mạng ChinaIRN.

Bằng giọng điệu kích động, trang mạng này nói việc mở rộng đảo đá Chữ Thập thành hòn đảo lớn với sân bay quân sự, quân cảng, nơi này sẽ trở thành ‘Định hải thần châm’ ở Biển Đông. (Hàm ý biến đảo đá Chữ Thập thành căn cứ quân sự có ý nghĩa chiến lược ở Biển Đông).

Những rặng san hô bao quanh đảo Chữ Thập dự kiến sẽ được bồi lắp để thành đảo nhân tạo. Nhưng điều này bị cho là sẽ khiến ưu thế của đảo được bộc lộ rõ, khiến cho Mỹ cảm thấy không yên tâm.

Trang mạng hiếu chiến này của Trung Quốc lập luận, việc mở rộng quá mức đảo đá Chữ Thập sẽ gặp phải sự phản đối của Mỹ và Philippines vì hành động cải tạo nguyên trạng hòn đảo đang có chồng lấn về tuyên bố chủ quyền.

Đảo đá Chữ Thập vốn là một rặng san hô ở Trường Sa của Việt Nam. Tọa độ 9 độ 37 phút độ vĩ Bắc, 112 độ 58 phút độ kinh Đông, cách bờ biển Trung Quốc tới 740 hải lý, cách cảng trên đảo Hải Nam của Trung Quốc 560 hải lý.

Máy bay chiến đấu Trung Quốc chỉ mất một tiếng đồng hồ để tấn công Hà Nội, trong khi máy bay chiến đấu cất cánh từ đảo Vĩnh Thử chỉ cần 1 tiếng để tấn công thành phố Hồ Chí Minh.


Nội dung đăng tải trên trang mạng Trung Quốc
Hòn đảo này của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép vào năm 1988 và hiện thuộc cái gọi là ‘Thành phố Tam Sa’ không được bất cứ quốc gia nào công nhận bởi nó vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa.

Thông tin Trung Quốc tăng cường xây dựng trên các đảo mà nước này chiếm đóng trái phép ở Trường Sa bắt đầu lan truyền trên các trang mạng tiếng Trung Quốc từ tháng 10 năm ngoái.

Tính đến năm 2014 Trung Quốc đã có 111 lần thay quân lính giữ đảo trái phép trong vòng 27 năm qua.

Thông tin về những hoạt động sai trái của Trung Quốc cũng xuất hiện trên cổng thông tin điện tử của Bộ Quốc phòng nước này hôm 20/10 năm ngoái.

Theo báo Hải dương Trung Quốc, năm 1987, đội nghiên cứu khảo sát của nước này đã tiến vào đảo đá Chữ Thập. Báo Trung Quốc phớt lờ chủ quyền của Việt Nam để trắng trợn viết rằng: Đội khảo sát Trung Quốc phát hiện đảo đá Vĩnh Thử (Chữ Thập) chỉ là một hòn đảo nhỏ độc lập giữa hàng trăm hòn đảo thuộc quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam).

Tài liệu của Trung Quốc nói khi triều dâng, đảo Chữ Thập chỉ cao hơn mặt nước biển khoảng 0.5m, diện tích lộ ra trên mặt nước biển chưa đến 4m2.

Tháng 2/1988, sau khi chiếm trái phép đảo Chữ Thập, hạm đội Nam Hải của Trung Quốc bắt đầu xây dựng trên đảo. Lúc này, Trung Quốc xây một tòa nhà hai tầng, diện tích 1.000m2.

Ngày 9/6 năm ngoái, Bộ Ngoại giao Trung Quốc trắng trợn đưa ra cái gọi là “Lập trường của Trung Quốc về kế hoạch xây dựng đảo Vĩnh Thử (Chữ Thập)”. Bộ Ngoại giao nước này nói những thông tin mà các trang mạng đưa ra là “chưa thể kiểm chứng”.

Nhưng Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngang ngược tuyên bố nếu “Trung Quốc xây dựng trên đảo Chữ Thập” thì đây cũng là hành động thuộc chủ quyền của nước này.

Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 22/1 vừa qua cũng đã tuyên bố chính thức về chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết: “Quan điểm của Việt Nam về vấn đề này là rõ ràng và nhất quán, chúng tôi có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.


Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, nghiêm túc thực hiện DOC, chấm dứt ngay việc cải tạo và xây dựng công trình, phá vỡ nguyên trạng quần đảo Trường Sa và không để tái diễn những hành động sai trái tương tự.

Malaysia: ASEAN thảo luận về hồ sơ Biển Đông


Đăng ngày 27-01-2015

Malaysia: ASEAN thảo luận về hồ sơ Biển Đông

media


Trong hai ngày, kể từ hôm nay, 27/01/2015, tại Kota Kinabalu, Malaysia, các Ngoại trưởng thành viên Hiệp hội Đông Nam Á - ASEAN, họp kín, thảo luận về việc thực hiện Tuyên bố của các bên về ứng xử tại Biển Đông DOC và thúc đẩy việc xây dựng một bộ luật mang tính ràng buộc COC.

Trong cuộc họp báo ngày hôm qua, ông Anifah Aman Datuk Seri, Ngoại trưởng Malaysia, nước hiện là Chủ tịch luân phiên ASEAN, đã thông báo nội dung cuộc họp kín này và cho biết không loại trừ khả năng một số hồ sơ khác cũng sẽ được đề cập đến.

Theo Ngoại trưởng Malaysia, trong năm nay, sẽ có ba cuộc họp của nhóm công tác hỗn hợp ASEAN-Trung Quốc về DOC và một cuộc họp của các quan chức cao cấp ASEAN-Trung Quốc về DOC.

Năm 2002, các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc đã ký DOC năm 2002, một văn kiện cơ bản cho việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Trong tuyên bố, các bên liên quan khẳng định rằng việc thông qua một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông sẽ tiếp tục thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực và đồng ý làm việc, trên cơ sở đồng thuận, nhằm hướng tới đạt được mục tiêu cuối cùng này.

Kuala Lumpur đã nhấn mạnh sự cần thiết thúc đẩy tiến độ đàm phán để có thể sớm đạt được một bộ luật về ứng xử của các bên ở Biển Đông -  COC - mang tính ràng buộc.
Vào tháng 06/2014, Thủ tướng Malaysia Datuk Seri Najib Tun Razak đã nhấn mạnh đến việc thượng tôn pháp luật để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.

10 nước thành viên ASEAN gồm Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Brunei và Việt Nam. Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ ở Biển Đông với một số đối tác ASEAN như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei.

Bắc Kinh nhiều lần tuyên bố sẵn sàng giải quyết các tranh chấp thông qua thương lượng nhưng chỉ trong khuôn khổ đàm phán song phương, tức là giữa Trung Quốc với từng quốc gia có tranh chấp.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Mỹ-Ấn kêu gọi bảo đảm tự do lưu thông tại Biển Đông

 
Đăng ngày 27-01-2015

Mỹ-Ấn kêu gọi bảo đảm tự do lưu thông tại Biển Đông

mediaThủ tướng Ấn N. Modi (trái) và tổng thống Mỹ, B. Obama, dự lễ duyệt binh nhân ngày Cộng Hòa, 26/01/2015.REUTERS/Stephen Crowley

Trong một bản tuyên bố chung kết thúc chuyến công du Ấn Độ của tổng thống Mỹ Barack Obama, lãnh đạo hai nước nhận định tầm quan trọng « an ninh hàng hải và hàng không trong khu vực, đặc biệt tại biển Nam Trung Hoa » tức Biển Đông. Bắc Kinh phản ứng tức khắc kêu gọi New Delhi « đừng rơi vào bẫy » của Washington.

Trong bài diễn văn đọc ngày 27/01/2015 tại New Delhi, tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố “Hoa Kỳ hoan nghênh vai trò lớn mạnh của Ấn Độ trong vùng châu Á Thái Bình Dương, nơi mà quyền tự do lưu thông phải được duy trì. Mọi xung khắc phải được giải quyết ôn hòa, không sử dụng vũ lực ».

Lời tuyên bố này có cùng nội dung với bản tuyên bố chung công bố hôm Chủ nhật, sau những cuộc thảo luận song phương giữa lãnh đạo Mỹ và thủ tướng Ấn Narendra Modi, một nhân vật có lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc hơn là các nhà lãnh đạo tiền nhiệm.

Theo AFP, sự kiện tổng thống Obama cùng thủ tướng Modi khẳng định quyền tự do giao thông « trên biển và trên không đặc biệt tại Biển Đông » cho thấy Hoa Kỳ kỳ vọng vào Ấn Độ đóng vai trò chủ động hơn để cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc.

Tuy hai nhà lãnh đạo Mỹ-Ấn không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng trong bối cảnh Bắc Kinh đang lấn chiếm vùng biển Đông Nam Á và có ý đồ thành lập vùng nhận dạng phòng không tại đây, Hoa lục đã lập tức phản ứng.
Phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho rằng Mỹ và Ấn Độ không nên lo xa vì « giao thông trong biển Nam Hải vẫn ổn định »« mọi tranh chấp sẽ được giải quyết song phương bằng tham khảo ý kiến ».

Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc để cho báo chí của đảng nhiệm vụ công kích. Trong một bài bình luận, Hoàn Cầu Thời Báo kêu gọi New Delhi đừng rơi vào âm mưu của Hoa Kỳ, trong chiến lược chuyển trục, lôi kéo Ấn Độ vào liên minh bao vây Trung Quốc.

Bắc Kinh cũng đem lợi nhuận kinh tế ra để chiêu dụ Ân Độ với lời kêu gọi « nâng cao quan hệ chiến lược » kể cả trợ giúp, có điều kiện, trong vấn đề hạt nhân.
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Tuesday 27 January 2015

Trung Quốc: Mỹ-Ấn không cần quan ngại về Biển Đông

 

Trung Quốc: Mỹ-Ấn không cần quan ngại về Biển Đông

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố tại thời điểm này tình hình Biển Đông nhìn chung ổn định, không có vấn đề gì về quyền tự do hàng hải-hàng không.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố tại thời điểm này tình hình Biển Đông nhìn chung ổn định, không có vấn đề gì về quyền tự do hàng hải-hàng không.
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

Trung Quốc yêu cầu các nước nhỏ chớ đưa ra ‘đòi hỏi vô lý’

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh nói, 'Chúng tôi chống lại việc các nước lớn bắt nạt các nước nhỏ. Đồng thời chúng tôi cũng tin rằng các nước nhỏ không nên đưa ra những đòi hỏi vô lý'
26.01.2015
Trung Quốc tuyên bố Hoa Kỳ và Ấn Độ không cần quan ngại về quyền tự do hàng hải-hàng không tại Biển Đông, 1 ngày sau khi Washington và New Delhi công bố ‘Tầm nhìn Chiến lược chung’ về Châu Á-Thái Bình Dương.

Tuyên bố Tầm nhìn chung của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Mỹ, Barack Obama không đề cập trực tiếp tới Trung Quốc nhưng nhắc đến các quan ngại trong khu vực về Biển Đông, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh với hơn chục quốc gia Đông Nam Á.

Tuyên bố kêu gọi các bên tránh đe dọa hay sử dụng vũ lực trong tranh chấp.

Trung Quốc ngày 26/1 lặp lại quan điểm lâu nay là phản đối sự can thiệp từ bên ngoài, nhấn mạnh rằng tranh chấp chỉ được giải quyết giữa các nước liên quan, đồng thời yêu cầu các nước ngoài khu vực đóng vai trò xây dựng và hợp tác bảo đảm ổn định cho Biển Đông.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm nay tuyên bố tại thời điểm này tình hình Biển Đông nhìn chung ổn định, không có vấn đề gì về quyền tự do hàng hải-hàng không, và rằng Bắc Kinh tin là sẽ không có vấn đề gì nổi lên trong tương lai.

Cùng lúc đó, một bài xã luận trên Hoàn Cầu Thời báo của đảng cộng sản Trung Quốc thúc giục Ấn Độ chớ có rơi vào ‘bẫy’ của Mỹ để can dự vào các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh cũng cáo buộc Washington khuấy động các nước như Việt Nam và Philippines làm leo thang căng thẳng Biển Đông.

Hoa Kỳ đang thực thi chính sách ‘Xoay trục về Châu Á’ trong khi Ấn Độ cũng xúc tiến kế hoạch ‘Hành động Phương Đông’, phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á giữa bối cảnh Trung Quốc bành trướng ảnh hưởng trong khu vực.

Theo giới phân tích, Hoa Kỳ muốn Ấn Độ đóng vai trò cân bằng đối trọng với Trung Quốc trong khu vực. Còn Ấn Độ đang tiến tới mối quan hệ đồng minh chiến lược với Mỹ, mong muốn xây dựng một ngành công nghiệp quốc phòng.

Nguồn: India Today, Indian Express, Straits Times


Cộng sản Hà Nội cướp đất và giết người công khai

https://www.youtube.com/watch?v=TcWsJoTMhto

Sunday 25 January 2015

Philippines cân nhắc quan hệ ‘đối tác chiến lược’ với Việt Nam


Philippines cân nhắc quan hệ ‘đối tác chiến lược’ với Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario đang nghiên cứu những khả năng thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các nước
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario đang nghiên cứu những khả năng thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các nước
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

Ðường dẫn

24.01.2015
Ngoại trưởng Phiilippines Albert del Rosario hôm thứ Năm (22/1) cho biết nước này đang tìm kiếm mối quan hệ "đối tác chiến lược"với Việt Nam, ngoài Mỹ và Nhật Bản, trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc đang gia tăng.
Phát biểu tại cuộc họp báo hôm thứ Năm, ông del Rosario cho biết Philippines đang nghiên cứu những khả năng thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các nước khác, và thừa nhận Việt Nam là một trong những khả năng đó.
Không rõ khả năng về mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam được nêu ra từ trước hay sau khi Hà Nội trình văn kiện thể hiện lập trường của mình về vấn đề chủ quyền ở Biển Đông lên Tòa án Quốc tế về Luật Biển.
Trong một tin tức khác, Ngoại trưởng Philippines cũng cho biết sẽ thông báo cho chín quốc gia thành viên của ASEAN về dự án cải tạo đất của Trung Quốc nới rộng những bãi cạn ngầm ở Biển Đông để làm dấu cho tuyên bố “đường chín đoạn” của mình.
Ông Rosario nói các hoạt động cải tạo của Trung Quốc vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển và nói thêm rằng Trung Quốc đã lấn chiếm khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines.
Chính phủ Philippines cho biết đã có bảy dự án cải tạo hàng hải do Trung Quốc thực hiện.
Nguồn: InterAksyon, gulfnews


Jeffrey Doan




Cộng sản Hà Nội cướp đất và giết người công khai

https://www.youtube.com/watch?v=TcWsJoTMhto